Sử dụng và quản lý thẻ đóng góp

30/11/2019
Bạn có thể thêm thẻ đóng góp vào video nếu ở Hoa Kỳ.

Bạn có thể gây quỹ và nâng cao nhận thức về sự nghiệp của những tổ chức lay động trái tim mình bằng cách sử dụng thẻ đóng góp của YouTube. Bạn chỉ cần thêm thẻ đóng góp vào video của mình và người xem sẽ có thể đóng góp trực tiếp cho các tổ chức phi lợi nhuận của Hoa Kỳ.

Chúng tôi đang hợp tác với Network for Good, một quỹ tư vấn đóng góp phi lợi nhuận ở Hoa Kỳ. Google sẽ thanh toán các khoản phí xử lý phát sinh nên toàn bộ số tiền thu được sẽ được chuyển cho tổ chức này. Hãy tìm hiểu cách người xem đóng góp bằng thẻ đóng góp.

Hãy đăng ký kênh Trợ giúp YouTube của chúng tôi để khai thác tối đa YouTube.

Thêm thẻ đóng góp vào video của bạn

Xin lưu ý rằng các tổ chức tư nhân thuộc diện 501(c)(3) theo Sở thuế vụ Hoa Kỳ (IRS) hiện không được hỗ trợ để sử dụng thẻ đóng góp trên YouTube.

Trước khi bắt đầu: Hãy chọn một tổ chức phi lợi nhuận để hỗ trợ. Bạn có thể chọn bất kỳ tổ chức phi lợi nhuận nào công khai tại Hoa Kỳ được Sở Thuế Vụ (IRS) xác thực theo mục 501(c)3. YouTube hoặc Google không chứng thực các tổ chức phi lợi nhuận. Hãy đọc phần Câu hỏi thường gặp về thẻ đóng góp của chúng tôi để biết thêm thông tin.

  1. Trên máy tính mà bạn đã đăng nhập vào YouTube, hãy chuyển đến Trình quản lý video.
  2. Tìm video mà bạn muốn thêm thẻ rồi chọn Chỉnh sửa. Đây có thể là video bạn mới tạo dành riêng cho tổ chức hoặc video bạn đã tải lên.
  3. Ở thanh tab trên đầu, hãy chọn Thẻ.
  4. Chọn Thêm thẻ.
  5. Bên cạnh "Đóng góp", hãy nhấp vào Tạo.
  6. Nhập tên của tổ chức phi lợi nhuận bạn muốn hỗ trợ vào hộp tìm kiếm. Chọn tổ chức này từ danh sách các tổ chức phi lợi nhuận hiện có và sau đó nhấp vào Tạo thẻ. Có thể bạn phải chọn hình ảnh trước tiên.
  7. Tùy chỉnh thẻ của bạn:
    • Nhập tiêu đề và văn bản quảng cáo.
    • Nhấp vào Thay đổi hình ảnh nếu bạn muốn chọn một hình ảnh khác từ danh mục hình ảnh.
  8. Nhấp vào Tạo thẻ.

Mẹo và cách khắc phục sự cố thẻ đóng góp

Mẹo để có thẻ thành công

Thẻ bổ sung tính tương tác cho video của bạn nhưng thẻ chỉ hoạt động nếu người xem chú ý đến lời kêu gọi hành động. Hãy nhớ làm theo các mẹo của chúng tôi để tạo thẻ thành công:

  • Chỉ sử dụng một thẻ trong video để người xem không bị nhầm lẫn.
  • Đảm bảo thẻ đóng góp phù hợp với nội dung đang được thảo luận hoặc đang xảy ra trong video.
  • Đảm bảo thông báo cho người xem biết để họ nhấp vào biểu tượng thông tin .
  • Giúp văn bản quảng cáo trở nên thú vị và có thể thao tác được. Sử dụng văn bản quảng cáo để cung cấp ngữ cảnh cho thẻ đóng góp hoặc tổ chức đóng góp. Văn bản quảng cáo càng dài thì mục tiêu nhấp dành cho người xem càng lớn.
  • Đặt văn bản quảng cáo theo chiến lược dựa trên nội dung mà video đang trình chiếu. Hãy nhớ đặt văn bản quảng cáo trước thời điểm khán giả bỏ xem.
Hãy tìm hiểu các phương pháp hay nhất về cách sử dụng thẻ trên video để khuyến khích người xem thực hiện hành động.

Khắc phục sự cố cài đặt quốc gia có giá trị "null"

Nếu thấy giá trị quốc gia trên tài khoản của mình là "null", thì bạn không thể thêm thẻ đóng góp. Bạn cần đảm bảo bạn đã đặt giá trị quốc gia cho kênh YouTube của mình trong cài đặt nâng cao:

  1. Đăng nhập vào YouTube.
  2. Chuyển đến Creator Studio bằng cách nhấp vào biểu tượng tài khoản > Creator Studio.
  3. Trong menu bên trái, bạn nhấp vào Kênh > Nâng cao
  4. Trong biểu tượng tài khoản, hãy sử dụng menu thả xuống để chọn Quốc gia
  5. Ở cuối trang, bạn nhấp vào Lưu.

Sau khi đã lưu cài đặt quốc gia của kênh, bạn hãy thử thêm một thẻ đóng góp. 

Xem số liệu thống kê về thẻ đóng góp

Bạn có thể xem số tiền gây quỹ bằng thẻ đóng góp ngay trong trình chỉnh sửa thẻ hoặc trong YouTube Analytics.

Trình chỉnh sửa thẻ

Để xem các khoản đóng góp có được từ thẻ hoặc kênh, hãy làm theo các bước sau:

  1. Đăng nhập vào YouTube.
  2. Ở trên cùng bên phải, hãy chọn tài khoản của bạn > Creator Studio.
  3. Trong menu bên trái, hãy nhấp vào Trình quản lý video.
  4. Đối với video có thẻ đóng góp, hãy chọn Chỉnh sửa.
  5. Ở trên cùng, chọn tab Thẻ.
  6. Bên cạnh thẻ, hãy nhấp vào biểu tượng chỉnh sửa .
  7. Trên thẻ, bạn có thể xem tổng số tiền bằng USD do thẻ đóng góp mang về và tổng số tiền bằng USD do toàn bộ kênh mang về cho tổ chức phi lợi nhuận.

YouTube Analytics

Bạn có thể sử dụng báo cáo Thẻ YouTube Analytics để xem thông tin về thẻ đóng góp. Bạn không thể xem bất kỳ thông tin nào về người đóng góp. Để xem số tiền đóng góp trong toàn bộ thời gian, hãy chuyển thẳng tới Báo cáo thẻ hoặc làm theo các bước sau đây:

  1. Đăng nhập vào YouTube.
  2. Ở trên cùng bên phải, hãy chọn tài khoản của bạn > Creator Studio.
  3. Trong menu bên trái, nhấp vào Analytics > Thẻ.
  4. Bên cạnh thẻ đóng góp, hãy di chuột lên biểu tượng . Bạn có thể xem thông tin sau:
    • Tổng số tiền bằng USD do từng thẻ mang về
    • Tổng số tiền bằng USD do kênh mang về cho tổ chức phi lợi nhuận
    • Chỉ số về hiệu suất tổng thể cho thẻ đóng góp

Lưu ý: Số tiền trong Báo cáo thẻ là các khoản đóng góp trong toàn bộ thời gian, bất kể khoảng thời gian đã chọn cho báo cáo thẻ. Số tiền này cập nhật vài giờ một lần nên sẽ cập nhật hơn chỉ số về hiệu suất (sẵn có trong khoảng thời gian trễ tiêu chuẩn của dữ liệu YouTube analytics).

 

Xây dựng chiến dịch với bộ công cụ tiếp cận

Bạn có thể tải xuống bộ công cụ tiếp cận của thẻ đóng góp (PDF) được thiết kế cho các tổ chức phi lợi nhuận. Tài nguyên này có các công cụ và mẫu giúp bạn tập hợp người ủng hộ và cộng tác với người sáng tạo để gây quỹ cho sự nghiệp của mình bằng cách sử dụng thẻ đóng góp trên YouTube.

Bộ công cụ này bao gồm:

  • Mẫu email và các phương pháp tiếp cận hay nhất để khuyến khích người ủng hộ tạo video gây quỹ cho tổ chức của bạn.
  • Các mẫu nội dung truyền thông xã hội để thông báo về chiến dịch thẻ đóng góp của bạn.
  • Mẹo kết nối với những người sáng tạo và khuyến khích họ gây quỹ cho tổ chức của bạn bằng thẻ đóng góp.
  • Mẹo sử dụng sức mạnh của video để gây quỹ cho tổ chức của bạn.
Mẹo: Hãy ghé thăm Học viện sáng tạo để tìm hiểu cách kết hợp chiến thuật của những người sáng tạo dày dạn kinh nghiệm với các công cụ đặc biệt mà YouTube cung cấp cho tổ chức phi lợi nhuận để phát triển sứ mệnh của bạn hơn nữa.

* Nguồn: Youtube