Hướng dẫn về Thử nghiệm và học hỏi: Kết quả về độ cải thiện sức khoẻ thương hiệu
Bài viết này giải thích các loại thông tin bạn sẽ nhìn thấy trong kết quả của thử nghiệm Độ cải thiện sức khỏe thương hiệu. Đồng thời, bài viết này còn cung cấp ngữ cảnh để bạn có thể diễn giải kết quả và điều chỉnh chiến lược quảng cáo dựa trên các kết quả đó.
Tôi có thể nhìn thấy kết quả của mình khi nào và ở đâu?
Bạn có thể kiểm tra kết quả trong Thử nghiệm và học hỏi. Cách thực hiện điều này:
- Đi tới Thử nghiệm và học hỏi
- Nhấp vào Học hỏi
- Nhấp vào thử nghiệm của bạn
Lưu ý rằng chúng tôi chỉ có thể hiển thị kết quả khi bạn nhận được ít nhất 250 phản hồi. Khi bạn đáp ứng điều kiện đó, chúng tôi có thể hiển thị cho bạn kết quả ban đầu. Tuy nhiên, bạn không nên phán đoán hoặc điều chỉnh dựa vào các kết quả đó cho đến khi thử nghiệm kết thúc. (Bạn đặt lịch chạy thử nghiệm khi tạo thử nghiệm đó.) Chúng tôi sẽ gửi email cho bạn khi thử nghiệm xong.
Tôi sẽ nhìn thấy số liệu nào trong kết quả của mình?
Có 3 phần kết quả:
- Câu trả lời. Tổng quan về các kết quả của bạn.
- Câu hỏi thăm dò. Thông tin chi tiết về các kết quả cho mỗi câu hỏi trong cuộc thăm dò ý kiến.
- Chi tiết về thử nghiệm. Thông tin về thử nghiệm của bạn.
Trả lời
Phần này bao gồm 3 mục nhỏ:
- Trả lời
- Độ cải thiện sức khỏe thương hiệu theo câu hỏi thăm dò ý kiến
- Chi phí trên mỗi độ cải thiện sức khỏe thương hiệu
Trả lời
Ở đây, bạn sẽ tìm thấy:
- Mức tăng hoặc giảm của quảng cáo, tần suất mọi người chọn phản hồi mong muốn cho mỗi câu hỏi thăm dò ý kiến.
- Ngữ cảnh của kết quả ở dạng kết quả về độ cải thiện sức khoẻ thương hiệu điển hình cho khu vực của bạn (ví dụ: Châu Á Thái Bình Dương) và ngành dọc (nghĩa là ngành - ví dụ: bán lẻ).
Phần trăm độ cải thiện sức khỏe thương hiệu theo câu hỏi thăm dò ý kiến
Ở đây, bạn sẽ tìm thấy biểu đồ so sánh tỷ lệ phần trăm những người chọn phản hồi mong muốn cho mỗi câu hỏi. Phần này chia tỷ lệ phần trăm thành số người xem quảng cáo của bạn và số người không xem. Điều này có thể giúp bạn hình dung mức độ ảnh hưởng của quảng cáo đối với nhận thức thương hiệu. Bạn có thể di chuột qua các phần khác nhau của biểu đồ để xem thêm chi tiết về dữ liệu.
Chi phí trên mỗi độ cải thiện sức khỏe thương hiệu
Ở đây, bạn sẽ tìm thấy số liệu sau cho mỗi câu hỏi:
- Chi phí trên mỗi mức độ cải thiện sức khỏe thương hiệu trung bình, nghĩa là chi trí trung bình mà bạn trả cho mỗi người đã bày tỏ cảm xúc tích cực về thương hiệu nhờ quảng cáo của bạn.
- Ngữ cảnh của kết quả ở dạng chi phí điển hình cho khu vực của bạn (ví dụ: Châu Á Thái Bình Dương) và ngành dọc (nghĩa là ngành - ví dụ: bán lẻ).
Câu hỏi thăm dò
Đối với mỗi câu hỏi mà bạn đã tạo, luôn có số liệu chia nhỏ trong phần này. Mỗi số liệu chia nhỏ có những mục nhỏ sau:
- Kết quả
- Phần trăm độ cải thiện sức khỏe thương hiệu
- Phần trăm độ cải thiện sức khỏe thương hiệu cho tất cả câu trả lời
- Phần trăm độ cải thiện sức khỏe thương hiệu theo độ tuổi
- Phần trăm độ cải thiện sức khỏe thương hiệu theo giới tính
Kết quả
Ở đây, bạn sẽ tìm thấy:
- Tỷ lệ phần trăm độ cải thiện sức khỏe thương hiệu. Số điểm phần trăm mà quảng cáo đã giúp tăng tỷ lệ phản hồi mong muốn cho câu hỏi. Chúng tôi sẽ cho bạn biết mức độ tự tin về khả năng quảng cáo đem lại độ cải thiện sức khoẻ thương hiệu. Mức độ tin cậy 90% trở lên được coi là đáng tin cậy. Phần này cũng hiển thị ngữ cảnh ở dạng tiêu chuẩn ngành dọc và khu vực.
- Độ cải thiện sức khỏe thương hiệu. Chênh lệch ước tính giữa số người đã đưa ra câu trả lời mong muốn và số người không trả lời.
- Chi phí trên mỗi độ cải thiện sức khỏe thương hiệu. Chi phí trung bình mà bạn trả cho mỗi người đã chọn câu trả lời mong muốn cho câu hỏi của bạn. Phần này cũng hiển thị ngữ cảnh của kết quả ở dạng tiêu chuẩn chi phí cho khu vực và ngành dọc của bạn.
Phần trăm độ cải thiện sức khỏe thương hiệu
Ở đây, bạn sẽ tìm thấy một biểu đồ so sánh tỷ lệ phần trăm những người đã chọn phản hồi mong muốn cho câu hỏi của bạn, được chia thành số người đã xem quảng cáo của bạn và số người không xem.
Phần trăm độ cải thiện sức khỏe thương hiệu cho tất cả câu trả lời
Ở đây, bạn sẽ tìm thấy một biểu đồ so sánh tỷ lệ phần trăm những người đã chọn mỗi phản hồi cho câu hỏi của bạn, được chia thành số người đã xem quảng cáo của bạn và số người không xem. Lý tưởng là bạn sẽ thấy:
- Mức tăng tỷ lệ phản hồi mong muốn trong số những người đã xem quảng cáo của chiến dịch so với những người không xem.
- Mức giảm trong số những người đã xem quảng cáo của chiến dịch cho các phản hồi khác.
Phần trăm độ cải thiện sức khỏe thương hiệu theo độ tuổi
Ở đây, bạn sẽ tìm thấy biểu đồ nêu bật sự khác biệt về tỷ lệ phản hồi mong muốn giữa các nhóm tuổi khác nhau, được chia thành số người đã xem quảng cáo của bạn và số người không xem.
Phần trăm độ cải thiện sức khỏe thương hiệu theo giới tính
Ở đây, bạn sẽ tìm thấy biểu đồ nêu bật sự khác biệt về tỷ lệ phản hồi mong muốn giữa các nhóm nam và nữ, được chia thành số người đã xem quảng cáo của bạn và số người không xem.
Lưu ý:
- Chúng tôi sẽ cho bạn biết khi chúng tôi chưa đủ 90% tự tin về một kết quả cụ thể. Mức 90% được coi là đáng tin cậy.
- Bạn có thể di chuột qua các phần khác nhau của biểu đồ để xem thêm chi tiết về dữ liệu.
Chi tiết về thử nghiệm
Khi xem xét kết quả và quyết định những hành động sẽ thực hiện, bạn nên nhớ lại các thông tin cụ thể của thử nghiệm để đảm bảo đang điều chỉnh đúng các khía cạnh của quảng cáo.
Có 3 phần phụ trong phần chi tiết về thử nghiệm:
- Chi tiết về thử nghiệm. Tóm tắt về quá trình thiết lập thử nghiệm.
- Câu hỏi thăm dò. Giao diện của từng câu hỏi trong thử nghiệm. Nhấp vào Xem trước bản thăm dò ý kiến để xem giao diện của câu hỏi.
- Tổng quan về nội dung. Cách hiển thị của từng quảng cáo là một phần trong thử nghiệm, được xếp hạng theo mức ngân sách chi tiêu. Bạn có thể xem phần trăm chi tiêu cho từng quảng cáo bên dưới cách hiển thị.
Tôi nên làm gì sau khi xem kết quả của mình?
Điều này tùy thuộc vào việc kết quả của bạn cho thấy điều gì. Lý tưởng là chúng tôi tự tin 90% (tối thiểu) rằng chiến dịch của bạn đem lại độ cải thiện sức khoẻ thương hiệu.
Nếu kết quả cho thấy mức tăng về độ cải thiện sức khoẻ thương hiệu mà bạn cảm thấy hài lòng, thì bạn nên tiếp tục chạy quảng cáo hoặc tăng quy mô đối tượng và/hoặc ngân sách. Nếu không, bạn nên điều chỉnh tùy chọn nhắm mục tiêu hoặc nội dung và chạy thử nghiệm khác.
Tuy nhiên, bạn cũng nên phân tích kết quả ở mức độ chi tiết hơn và tinh chỉnh các khía cạnh cụ thể của quảng cáo. Ví dụ: bạn có thể kiểm tra xem những nhóm tuổi nào thì đạt hiệu quả tốt nhất và những nhóm tuổi nào thì kém nhất. Sau đó, cân nhắc đầu tư thêm tiền cho các chiến dịch nhắm mục tiêu đến mọi người trong nhóm tuổi phù hợp với quảng cáo. Đối với các nhóm tuổi không phù hợp với chiến dịch, bạn nên cân nhắc nội dung mới hoặc không đưa nhóm tuổi đó vào đối tượng mục tiêu.
Điều gì sẽ xảy ra nếu kết quả của tôi có mức độ tin cậy dưới 90%?
Bạn cần xác định đủ mức độ tin cậy để sử dụng kết quả làm cơ sở hành động. Bạn có thể thấy hữu ích khi xem kết quả có độ tin cậy tối thiểu 90% là "có thể hành động" (đáng thực hiện hành động mang tính chất quyết định) và kết quả có độ tin cậy thấp hơn là "có tính định hướng" (đáng xem xét nhưng có thể không dùng làm cơ sở duy nhất để đưa ra quyết định quan trọng).
Điều đó sẽ giúp ghi nhớ ý nghĩa của số liệu này: Độ tin cậy 90% có nghĩa là chúng tôi nắm chắc 90% rằng quảng cáo của bạn đã mang lại độ cải thiện sức khỏe thương hiệu nếu chúng tôi chạy lại thử nghiệm. Nói cách khác: Nếu chạy thử nghiệm 10 lần, chúng tôi cho rằng mình sẽ nhận được kết quả tương tự tới 9 lần. Bạn có thể thực hiện hành động khi chúng tôi cho rằng mình sẽ nhận được kết quả tương tự ít hơn 9/10 lần. Nếu không, bạn có thể kéo dài thử nghiệm (với nhiều thời gian và/hoặc ngân sách hơn) để xem liệu nhiều dữ liệu hơn có làm tăng độ tin cậy của chúng tôi hay không.
Bạn cũng nên xem xét những điểm khác biệt giữa các mức độ tin cậy dưới 90%. Ví dụ: kết quả có độ tin cậy 85% có thể đáng để bạn xem xét nghiêm túc hơn so với kết quả có độ tin cậy 55%.
Điều gì sẽ xảy ra nếu kết quả của tôi có mức độ tin cậy dưới 50%?
Điều này có nghĩa là khả năng quảng cáo của bạn mang lại độ cải thiện sức khỏe thương hiệu cũng tương tự như khi không đem đến độ cải thiện sức khỏe thương hiệu. Những người xem quảng cáo của bạn đã trả lời câu hỏi thăm dò ý kiến tương tự với những người không xem quảng cáo.
Nếu tôi không nhìn thấy bất kỳ kết quả nào thì sao?
Chúng tôi không thể hiển thị bất kỳ kết quả nào trừ khi bạn nhận được ít nhất 250 câu trả lời cho một câu hỏi thăm dò ý kiến. Chúng tôi sẽ sử dụng ngưỡng này để bảo vệ quyền riêng tư. Đây là những lý do phổ biến khi không nhận được 250 câu trả lời và những gì bạn có thể làm để giải quyết vấn đề:
- Đối tượng quá nhỏ. Điều này sẽ khiến bạn khó nhận được 250 câu trả lời từ những người đã xem quảng cáo của bạn hơn. Hãy thử nghiệm quảng cáo với đối tượng mục tiêu lớn hơn. Tăng ngân sách cũng có thể hữu ích vì điều này giúp chúng tôi tiếp cận được nhiều người hơn trong đối tượng của bạn.
- Không thử nghiệm đủ lâu. Để đạt được 250 câu trả lời, chúng tôi có thể cần nhiều thời gian hơn khoảng thời gian bạn đặt trong lịch chạy thử nghiệm. Hãy thử kéo dài thời gian nếu bạn có thể. Bạn có thể chạy thử nghiệm trong tối đa 90 ngày, nhưng quy tắc chung là bạn nên thử nghiệm trong ít nhất 4 tuần.
* Nguồn: Facebook