Định nghĩa các mối quan hệ

30/11/2019
Định dạng XML của YouTube sẽ được thay bằng DDEX (chỉ âm nhạc) và mẫu CSV (tất cả các ngành). YouTube không khuyến khích bất kỳ hoạt động triển khai mới nào về định dạng XML của YouTube. Bạn chỉ nên sử dụng trang này làm tài liệu tham chiếu cho các hoạt động triển khai hiện có. Hãy truy cập vào phần Sử dụng nguồn cấp dữ liệu DDEX của YouTube để biết thêm thông tin về định dạng mới.
Chỉ những đối tác sử dụng Trình quản lý nội dung của YouTube để quản lý nội dung có bản quyền mới có thể dùng các tính năng mô tả trong bài viết này.

Mối quan hệ liên kết một thực thể, chẳng hạn như nội dung, tệp tham chiếu hoặc chính sách với một hoặc nhiều thực thể có liên quan. Sơ đồ mô hình nội dung dưới đây giúp minh họa chức năng của các mối quan hệ nguồn cấp nội dung.

Sơ đồ cho biết nội dung là sự kết hợp của siêu dữ liệu nội dung, dữ liệu quyền sở hữu, tài liệu tham chiếu và nội dung được nhúng như thế nào. Tuy nhiên, trong nguồn cấp nội dung của bạn những mục này xuất hiện dưới dạng các đối tượng riêng biệt được định nghĩa bằng thẻ riêng biệt: thẻ <asset> chứa siêu dữ liệu nội dung, thẻ <ownership> chứa dữ liệu quyền sở hữu và thẻ <file> xác định tài liệu tham chiếu. Bạn sử dụng mối quan hệ để liên kết những đối tượng này với nhau.

Có hai loại mối quan hệ:

  • Mối quan hệ "contains" nêu rõ rằng một nội dung trong mối quan hệ sẽ nhúng mục kia vào mối quan hệ. Ví dụ: một video nhạc có thể chứa nội dung bản ghi âm và bản ghi âm chứa nội dung sáng tác. Mối quan hệ "contains" luôn là mối quan hệ giữa các nội dung.

  • Mối quan hệ "associate" tạo liên kết giữa các loại đối tượng khác nhau. Ví dụ: loại mối quan hệ này cho phép bạn hợp nhất siêu dữ liệu nội dung (<asset>), tệp tham chiếu (<file>) và dữ liệu quyền sở hữu (<ownership>) vào một thực thể.

Loại mối quan hệ mặc định là "associate" linh hoạt hơn. Vì lý do đó, nhiều mối quan hệ trong các mối quan hệ mẫu trong tài liệu này bỏ qua thuộc tính type.

Định nghĩa các mối quan hệ "contains"

Khi bạn tạo mối quan hệ "contains", các chính sách mà người quản lý đặt cho nội dung được nhúng có thể ảnh hưởng đến các chính sách YouTube thực thi cho nội dung chính hoặc nội dung đang nhúng.

Bạn có thể định nghĩa mối quan hệ "contains" từ khía cạnh của nội dung chính hoặc nội dung phụ. Nếu nội dung cụ thể được nhúng vào nhiều nội dung chính, chẳng hạn như sáng tác được sử dụng trong nhiều bản ghi âm thì bạn có thể sử dụng <relationship type="contained_by"> và chỉ định nhiều nội dung chính làm mục có liên quan. Mối quan hệ chính-phụ kết quả là giống nhau bất kể bạn sử dụng tùy chọn nào trong nguồn cấp dữ liệu của mình.

Để thêm nội dung phụ vào một nội dung chính:

  1. Sử dụng thẻ <relationship type="contains">.

  2. Sử dụng chính xác một thẻ <item> để xác định nội dung nhúng (chứa) một hoặc nhiều nội dung khác.

  3. Sử dụng một thẻ <related_item> để xác định mỗi nội dung được nhúng (hoặc được chứa).

Để nhúng nội dung phụ vào nhiều nội dung chính:

  1. Sử dụng thẻ <relationship type="contained_by">.

  2. Sử dụng chính xác một thẻ <item> để xác định nội dung có trong một hoặc nhiều nội dung khác.

  3. Sử dụng một thẻ <related_item> để xác định từng nội dung sẽ nhúng nội dung đã xác định trong thẻ <item>.

Liên kết đoạn giới thiệu với phim

Nếu nguồn cấp dữ liệu của bạn có thông tin về nội dung movietrailer mới, nguồn cấp dữ liệu phải định nghĩa mối quan hệ "contains" xác định phim mà đoạn giới thiệu đó quảng bá. (Đoạn giới thiệu chứa nội dung từ phim). Ví dụ dưới đây thể hiện mối quan hệ liên kết đoạn giới thiệu và phim.

<relationship type="contains">
  <item path="/feed/asset[@tag='trailer1'][@type='trailer']"/>
  <related_item path="/feed/asset[@tag='movie1'][@type='movie']"/>

 

Để liên kết trailer mới với phim hiện có, bạn phải định nghĩa mối quan hệ "associate" giữa các đối tượng video thay vì mối quan hệ "contains" giữa các nội dung.

<relationship>
  <item path="/feed/video[@tag='foo'][@type='trailer']"/>
  <related_item path="/external/video[@id='VIDEO_ID_1']"/>

 

Liên kết phần chương trình truyền hình với các tập

Mối quan hệ trong ví dụ dưới đây nêu rõ rằng phần chương trình truyền hình chứa một số tập. Ví dụ này chứa một mục (nội dung phần) và một số mục có liên quan (nội dung tập).

<relationship type="contains">
  <item path="/feed/asset[title='Season Two']"/>
  <related_item path="/feed/asset[episode='23']"/>
  <related_item path="/feed/asset[episode='24']"/>
  <related_item path="/feed/asset[episode='25']"/>

 

Liên kết sáng tác và bản ghi âm

Trong ví dụ dưới đây, hai bản ghi âm khác nhau chứa cùng một sáng tác. Các ví dụ hiển thị hai cách thay thế để định nghĩa mối quan hệ giữa bản ghi âm và sáng tác.

Ví dụ đầu tiên sử dụng hai mối quan hệ để liên kết sáng tác với mỗi bản ghi âm. Mỗi mối quan hệ chứa một mục và một mục có liên quan.

<relationship type="contains">
  <item path="/feed/asset[isrc='USZZ99900001']"/>
  <related_item path="/external/asset[iswc='T3452468001']"/>


<relationship type="contains">
  <item path="/feed/asset[isrc='USZZ32857251']"/>
  <related_item path="/external/asset[iswc='T3452468001']"/>

 

Ví dụ thứ hai định nghĩa mối quan hệ từ khía cạnh sáng tác ("contained_by"). Ví dụ này sử dụng một mối quan hệ với hai mục có liên quan.

<relationship type="contained_by">
  <item path="/feed/asset[iswc='T3452468001']"/>
  <related_item path="/external/asset[isrc='USZZ99900001']"/>
  <related_item path="/external/asset[isrc='USZZ32857251']"/>

 

Định nghĩa các mối quan hệ "associate"

Mối quan hệ "associate" liên kết đối tượng thuộc các loại khác nhau. Hiệu quả của mối quan hệ tùy thuộc vào bản chất của các đối tượng có liên quan như nêu chi tiết trong bảng dưới đây.

Để liên kết đối tượng thuộc các loại khác nhau:

  1. Sử dụng thẻ <relationship type="associate"> hoặc chỉ <relationship>. mà không có đối số type.

  2. Sử dụng một hoặc nhiều thẻ <item> để xác định (các) đối tượng sau đó sẽ được liên kết với (các) mục có liên quan.

  3. Sử dụng một thẻ <related_item> để xác từng đối tượng được liên kết.

Lưu ý rằng nếu mối quan hệ chỉ định nhiều <item> thì YouTube sẽ xem những mục đó dưới dạng một thực thể vì mục đích của mối quan hệ. Ví dụ giả dưới đây cho biết thẻ <relationship> xác định hai mối quan hệ "AB1" và "AB2":

<relationship type="associate">
  <item path="A"/>
  <item path="B"/>
  <related_item path="1"/>
  <related_item path="2"/>

 

Bảng dưới đây xác định các loại mối quan hệ "associate" khác nhau mà nguồn cấp dữ liệu của bạn có thể định nghĩa.

Loại thực thể (hoặc các thực thể) được xác định bằng thẻ <item> Loại thực thể được xác định bằng thẻ <related_item> Hiệu quả của mối quan hệ
<asset> <file> Mỗi tệp được xác định làm mục có liên quan là tài liệu tham chiếu cho nội dung đó.
<asset>
<reference_exclusions>
<file> Tệp được xác định làm mục có liên quan là tài liệu tham chiếu cho nội dung đó. Khoảng thời gian xác định trong thẻ <reference_exclusions> không được xem xét khi xác định kết quả trùng khớp Content ID cho tham chiếu.
<reference_exclusions> <reference> Khoảng thời gian xác định trong thẻ <reference_exclusions> không được xem xét khi xác định kết quả trùng khớp Content ID cho tham chiếu.
<asset> <video> Sử dụng nội dung cho video được chỉ định để tạo tham chiếu cho nội dung. Lưu ý: Video phải được tải lên tài khoản người dùng YouTube được liên kết với chủ sở hữu nội dung của bạn.
<file> <asset>
<audioswap>
Lưu ý: Tùy chọn này chỉ hợp lệ đối với nội dung của bản ghi âm.

Tệp là tài liệu tham chiếu cho nội dung bản ghi âm được xác định làm mục có liên quan và bản ghi âm cũng có trong chương trình Hoán đổi âm thanh của YouTube.
<ownership> <asset> Dữ liệu quyền sở hữu áp dụng cho mỗi nội dung đã xác định làm mục có liên quan.
<rights_admin>
<rights_policy>
<asset> Hai thẻ <item> xác định người quản lý có vai trò quản lý quyền cho nội dung cũng như chính sách người quản lý này đang áp dụng cho mỗi nội dung đã xác định làm mục có liên quan.
  • Nếu giá trị thuộc tính type của thẻ <rights_admin> là usage thì mối quan hệ đặt chính sách sử dụng mặc định cho nội dung đó.
  • Nếu giá trị thuộc tính type của thẻ <rights_admin> là match thì mối quan hệ đặt chính sách đối sánh mặc định cho nội dung đó.
<video> <file> Nội dung tệp tham chiếu sẽ là nội dung sử dụng cho video YouTube có liên quan.

Thay thế nội dung hiện có của video: Nếu tệp tham chiếu đang được liên kết với video hiện có (đã có nội dung video) và nội dung tệp mô tả cùng video đó thì nội dung tệp sẽ thay thế nội dung video hiện có. Như vậy, bạn có thể xóa các phần không hoàn thiện trong phiên bản trước của video hoặc chuyển sang video gần giống có độ phân giải, tỷ lệ co, chất lượng âm thanh khác, v.v.
<video type="trailer"> <video type="movie"> Liên kết một đoạn giới thiệu với phim mà nó quảng bá.
<caption>
<file>
<video> Phụ đề sẽ được liên kết với video. Thẻ <caption> chứa siêu dữ liệu cho phụ đề và thẻ <file> xác định chính phụ đề đó.
<caption> <video> Chứng nhận phụ đề sẽ được liên kết với video. Thẻ <caption> chứa lý do chứng nhận giải thích tại sao phụ đề không khả dụng với video.
<content_rating> <video> Xếp hạng nội dung của YouTube sẽ được gán cho mỗi video được xác định làm mục có liên quan trong mối quan hệ. Xếp hạng nội dung của YouTube cho phép đối tác xác định sự có mặt (hoặc vắng mặt) của ngôn từ khiêu dâm, bạo lực và các nội dung phiền toái khác có thể xảy ra trong video của họ. Xem Xếp hạng nội dung của YouTube để biết thêm thông tin.
<video_breaks> <video> Quảng cáo trong video xác định thời điểm khi quảng cáo giữa video có thể chạy cho video có liên quan. Nếu bạn đang cung cấp thông tin nhắm mục tiêu quảng cáo cho một máy chủ quảng cáo của bên thứ ba thì thẻ <video_breaks> cũng sẽ cung cấp thông tin nhắm mục tiêu này cho thời điểm hiển thị quảng cáo của video.
<ad_policy> <video> Chính sách quảng cáo áp dụng cho mỗi video được chỉ định làm mục có liên quan.
<claim>
<rights_admin>
<rights_policy>
<asset>
<video> Người quản lý quyền xác nhận quyền sở hữu mỗi video được chỉ định làm mục có liên quan. Video được chỉ định như kết quả trùng khớp với nội dung và YouTube áp dụng chính sách quyền. Xác nhận quyền sở hữu cho biết liệu người quản lý có đang xác nhận quyền sở hữu phần âm thanh, video hoặc âm thanh-hình ảnh của video hay không.

* Nguồn: Youtube