Nếu xét về chất lượng thì mình đánh giá DreamHost là 1 trong số những nhà cung cấp hosting tốt nhất trên thế giới. Tuy nhiên, DreamHost có một điểm yếu, nếu bạn đã quen sử dụng cPanel, khi chuyển sang panel của DreamHost sẽ thấy khó khăn.
Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết cách sử dụng DreamHost để quản lý hosting.
Lúc mới đầu mới sử dụng panel mình cũng cảm thấy khá lạ lẫm, có rất nhiều thao tác căn bản mà tìm mãi không thấy. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng thì đã thấy quen và cảm thấy nó thực sự rất tiện lợi.
Link đăng nhập vào phần quản lý của DreamHost: https://panel.dreamhost.com. Sau khi đăng nhập xong bạn sẽ đến màn hình Dashboard như bên dưới:
Cột bên trái là link đến các trang quản lý Domain, Mail, MySQL, VPS, Cloud Server, Dedicated Server… Phần chính giữa hiển thị các thông báo quan trọng về hệ thống, tin tức mới cập nhật từ DreamHost, khuyến mại mới… Cột bên phải là một số link hữu ích hay dùng, liên hệ support.
Nội dung bài viết
1. Quản lý Tên miền – DOMAINS
Nếu muốn sử dụng hosting việc đầu tiên cần làm là bạn phải add tên miền vào hệ thống. Nhấn link DOMAINS, Manage Domains ở cột bên trái, trên cùng.
Danh sách toàn bộ domain/subdomain bạn add vào sẽ được hiển thị ở đây. Hosting ở DreamHost không giới hạn số lượng tên miền nên bạn muốn add bao nhiêu cũng được.
– Mỗi domain sẽ có account FTP riêng biệt, bạn có thể xem trong cột Web Hosting
– DreamHost sử dụng hệ thống webftp, tuy nhiên nó không thể nén hoặc giải nén trực tiếp được, bạn nên cài đặt eXtplorer để có chức năng này
– Hàng ngày, hàng tuần DreamHost đều backup lại từng site của bạn, nếu như cần thiết có thể dùng chức năng Restore trong cột Actions để khôi phục lại (cẩn thận kẻo mất dữ liệu). Ngoài ra, bạn có thể backup toàn bộ account 1 lần/tháng tại phần Backup Your Account
2. Database
– DreamHost không sử dụng localhost mà sẽ chứa database trên một server khác. Do đó, khi lần đầu tạo MySQL database bạn cần tạo 1 hostname dạng mysql.domain.com để kết nối tới (thay cho localhost). Chú ý là tên miền domain.com phải được trỏ về DNS của DreamHost để đảm bảo kết nối được.
– Bạn có thể tạo bao nhiêu hostname/database cũng được, khi truy cập trực tiếp thì đây cũng là link phpMyAdmin
3. Email
Đây là phần quản lý các hòm mail trong trường hợp bạn có sử dụng dịch vụ mail ở đây. Mình hay dùng Google Apps cho domain nên không quan tâm cái này lắm
4. Users
Tất cả FTP account sẽ hiển thị ở đây. Mỗi account là một tài khoản riêng biệt quản lý domain khác nhau tùy bạn cài đặt. Đây là một điểm rất hay của DreamHost khi bạn có thể tạo riêng một tài khoản FTP rồi share cho người khác sử dụng.
5. Domain Registrations
Nếu bạn đã thanh toán đầy đủ thì sẽ được nhận 1 domain miễn phí sử dụng, nếu bạn chưa đăng ký domain thì có thể thực hiện ở đây.
Có khá nhiều loại domain nhưng bạn không nên đăng ký ở đây mà hãy sử dụng các coupon giá rẻ mình share ở trên này.
6. Một số lưu ý khác
– Bạn có thể kích hoạt Multifactor Authentication để sử dụng Google Authenticator giúp bảo mật hơn khi đăng nhập trong menu Billing & Account > Security. Mình đang dùng cái này.
– DreamHost có hỗ trợ một chức năng cực hay đó là tạo Subversion server, sử dụng khi bạn thực hiện chung công việc với người khác. Trước đây khi làm đồ án tốt nghiệp ĐH mình đã từng dùng hosting này làm SVN.
– Bạn có thể gán quyền quản lý Database, User, Domain cho những tài khoản DreamHost khác trong Account Privileges
– Khi bạn đăng nhập vào panel DreamHost sẽ thấy chức năng Chat Live ở trên cùng.
– Trước đây, DreamHost có chức năng Request Move server để chuyển toàn bộ site sang server khác nhưng bây giờ thì mình tìm không thấy nữa. Thay vào đó bạn có thể gửi ticket để được hỗ trợ. Mình đã phải move server 2 lần thì mới chọn được server ngon dùng đến tận bây giờ đấy. Với những nhà cung cấp hosting khác họ cũng rất sẵn sàng làm điều này cho bạn, do đó đừng vội vàng cancel hosting nếu thấy nó chậm nhé.
Hi vọng những kinh nghiệm bên trên của mình sẽ giúp đỡ các bạn trong quá trình sử dụng hosting ở DreamHost. Nếu bạn còn gặp vấn đề gì, cứ để lại comment mình sẽ giúp đỡ.
Chúc bạn thành công!
Ý KIẾN THÀNH VIÊN