Hướng dẫn làm website WordPress
1. Cài đặt nền tảng WordPress
Bước 01: Cài đặt nền tảng WordPress cho website trong hosting
Đây là bước giúp bạn xây dựng nền tảng hệ quản trị nội dung WordPress lên Domain và hosting của bạn để có thể thiết kế website được (Như việc xây nhà thì đầu tiên bạn cần xây móng trước).
Bước này chỉ làm được sau khi bạn đã tiến hành trỏ domain riêng của mình về Hosting (nếu bạn mua domain riêng thì xem hướng dẫn ở đây để trỏ).
a) Cài đặt CMS WordPress lên tên miền cần thiết kế web
Đăng nhập vào tài khoản hosting của bạn, nếu là học viên thì vào file thống kê khoá học click vào cột Link đăng nhập DirectAdmin để đăng nhập và dùng username và password mà trung tâm cấp để đăng nhập vào tài khoản hosting của bạn.
Bước 01: Click vào link đăng nhập DirectAdmin
Bước 02: Dùng username và Password trong file "Thống kế kết quả" để đăng nhập vào tài khoản hosting của bạn.
![]() |
Bước 03: Click icon WordPress hoặc Softcaculus để cài đặt mã nguồn WordPress lên tên miền mà bạn định làm website.
a) Cài trên trình quản lý hosting DirectAdmin (Brandee đang dùng)
![]() |
b) Cài trên trình quản lý hosting Cpanel mua ở Azdigi (Brandee ko dùng)
Tìm biểu tượng Wordpress hoặc Softaculous để cài.
![]() |
Bước 2. Click vào tab “Install” và điền đầy đủ thông tin vào các biểu mẫu.
![]() |
![]() |
![]() |
Sau khi cài wordpress xong thì hay đăng nhập bằng link có được dẫn là /admin hay /wp-admin. Như ví dụ của siengvan.com
TênMiềnCủaBạn (tên miền mà bạn vừa cài xong)
TênMiềnCủaBạn/admin (link đăng nhập vào website của bạn)
2. Cài đặt theme Jannah
Đây là bước cài bộ source code của giao diện về lĩnh vực mà bạn chọn (tin tức, giới thiệu cty, bán hàng hay bất động sản). Cài theme như lắp một chiếc tủ giấy, mọi thứ đã có sẵn rồi, giờ bạn cần phải làm đúng theo hướng dẫn cách lắp và cách dùng của chiếc tủ giấy này nữa thôi.
Tài liệu hướng dẫn bằng tiếng Anh full: https://goo.gl/AgFFDM. Xem một số giao diện demo của theme Janah mà bạn chuẩn bị cài (link demo 01, demo 02)
Bước 01 : Download theme Jannah về và giải nén (Download).
File cài theme là file jannah.zip hay WinRAR ZIP archive (và có tên là jannal hoặc jannah.zip)
![]() |
Bước 2: Cài theme Jannah và active
Đăng nhập vào website WordPress > Giao diện (appearence) > theme > Thêm mới > chọn file Jannah.zip trên máy tính để tải lên và Kích hoạt.
![]() |
Sau khi cài đặt xong, bạn bấm Verify now để được xác thực, dùng tài khoản của trung tâm để nhập vào:
Username: hayseo
Pass: hayyseO@123
3. Cài đặt demo (data sample)
Đây là bước bạn sẽ cài thử vào website nhiều bài viết, sản phẩm, hình ảnh và tính năng đi kèm của theme vào website để thấy rõ các chức năng, bố cụ của theme mà bạn chọn nó vận hành như thế nào trên doamin và hosting của bạn. Theme đó đẹp xấu ra sao.
Sau khi active xong thì tìm menu bên trái admin có chữ Jannah > Install demo để cài demo:
Lưu ý: cần preview trước demo để phù hợp với lĩnh vực của bạn trước khi cài chính thức)
![]() |
Click demo mà bạn thấy phù hợp, sau đó click Import để nhập demo vào.
![]() |
Nếu bạn muốn tháo theme đã cài và cài theme khác thì chọn Uninstall và sau đó chọn demo khác để cài lại
![]() |
4. Tạo URL thân thiện với SEO:
URL là đường dẫn của bài viết, của chuyên mục trong website của bạn. Như:
URL bài viết: https://vnexpress.net/giao-duc/diem-chuan-xet-tuyen-dai-hoc-co-the-tang-3952375.html
URL Categories (chuyên mục): https://vnexpress.net/giao-duc/
Bước này giúp đường dẫn bài viết (link bài viết) dễ hiểu, dễ đọc, ngắn gọn và thân thiện SEO với người dùng và cà Bot Google.
Thiết lập permalink (đường dẫn tĩnh) để tạo đường dẫn chuẩn SEO và thân thiện
Thay vì đường dẫn dài https://brandee.edu.vn/2017/03/17/khoa-hoc/khoa-hoc-marketing-online-chat-luong-cao/
thì rút gọn, tối ưu SEO https://brandee.edu.vn/khoa-hoc-marketing-online-chat-luong-cao/
👉 Thiết lập như hình minh hoạ bên dưới:
![]() |
5. Đăng bài, tạo chuyên mục
Khi đăng bài cần lưu ý các yếu tố sau:
- Cần chọn cho website một chủ đề để bắt đầu đăng bài về chủ đề đó, ví dụ, bất động sản, shop giày, đồng hồ, website tin tức,....
- Tạo ít nhất 4 chuyên mục và đăng 8 bài viết lên website. Hình ảnh trong bài viết không được copy nguyên si từ bài gốc mà phải lưu ảnh về máy tính và úp lên lại bài viết để tránh bị google quét sẽ biết bạn copy bài và giảm điểm website bạn.
- Cài plugin hỗ trợ biên tập TinyMCE Advanced
- Xoá bài viết nháp và Categories demo
a) Tạo Categories (chuyên mục)
Chuyên mục là 1 chủ đề chứa nhiều bài viết về chủ đề đó. Bạn có thể dựa trên các loại sản phẩm dịch vụ của mình để tạo các chuyên mục, ví dụ, bạn làm du lịch có các loại dịch vụ như: Tour, Vé máy bay, Đặt phòng..., ví dụ shop mỹ phẩm có các dòng sản phẩm như: Chăm sóc tóc, Chăm sóc body, Chăm sóc da mặt,....có thể tạo ra từng chuyên mục để phân loại sản phẩm dịch vụ của bạn,
- Bắt đầu tạo Chuyên mục: Vào Post > Categories để tạo ít nhất 4 chuyên mục nội dung cho website. Chuyên mục nội dung giúp phân loại bài viết theo những chuyển mục nhỏ hơn của topic website.
![]() |
b) Cài plugin hỗ trợ biên tập TinyMCE Advanced
- Cài plugin vào website để bổ sung thêm các chức năng soạn thảo văn bản như trên word. Ví dụ bổ sung thêm chức năng copy, dán, canh lề....
- Bắt đầu cài đặt: Vào Plugin => Cài mới => Nhập từ khoá plugin TinyMCE Advanced để tìm => Chọn đúng plugin như hình bên dưới để cài đặt.
![]() |
- Hướng dẫn thiết lập (xem tài liệu) hoặc tinh chỉnh giống như hình bên dưới
![]() |
c) Tiến hành viết bài viết mới
Vào Bài viết => Viết bài mới
- Cách sử dụng các chức năng đăng bài
![]() |
d) Xoá bài viết nháp và Categories demo
|
6. Thiết lập menu
Menu nghĩa là thanh trình đơn hiển thị các liên kết trên theme, tùy vào mỗi theme mà bạn sẽ có bao nhiêu menu, hiển thị ở trên hay ở dưới, bên trái hay bên phải chứ không phải chúng ta muốn cho nó hiển thị ra đâu cũng được. Xem ví dụ về các menu:
|
Menu nghĩa là thanh trình đơn hiển thị các liên kết trên theme, tùy vào mỗi theme mà bạn sẽ có bao nhiêu menu, hiển thị ở trên hay ở dưới, bên trái hay bên phải chứ không phải chúng ta muốn cho nó hiển thị ra đâu cũng được.
Trước khi tìm hiểu về cách sử dụng menu, mình có hai thuật ngữ rất quan trọng mà cần các bạn phân biệt trong khi sử dụng menu là:
- Menu: Mỗi menu sẽ chứa các liên kết trên đó, bạn có thể tạo ra bao nhiêu menu cũng được.
- Menu Location: Vị trí hiển thị một trong các Menu mà bạn đang có.Điều này có nghĩa là, chúng ta có thể tạo ra nhiều menu nhưng chúng ta chỉ có thể chỉ định một menu được hiển thị ra trên mỗi Menu Location. Có nhiều theme hỗ trợ nhiều Menu Location khác nhau.
![]() |
Bước 01: Chỉnh sửa menu chính cho giao diện website
Để thiết lập Menu cho website bạn cần đăng nhập >> Giao diện >> Menu
Thường thì mỗi theme có 2 loại menu : Secondary Menu và Primary menu
![]() |
Bạn nhìn cột bên tay trái là các đối tượng mà bạn có thể thêm vào menu như Page, Post, Custom Links( một liên kết bất kỳ), Categories( Chuyên mục ). Bạn có thể chọn đối tượng mà bạn cần thêm vào và ấn nút Add to Menu để thêm nó vào menu đang mở.
![]() |
- Đối với kiểu menu Page: Được dùng cho các bài viết thiên về giới thiệu cho các cá nhân, công ty, tổ chức …
- Đối với kiểu menu Post: thường dùng để viết những bài viết được phân loại theo các danh mục riêng (Categories). Ví Dụ: như các bài viết của mình xuất hiện trên trang chủ đều dùng là post
- Đối với kiểu Categories: Category bạn hãy hiểu nó như là một thư mục, danh mục chứa các bài viết mà khi viết bài (sử dụng post) bạn có thể tùy chọn post đó sẽ nằm trong danh mục nào.
- Custom links: Khi bạn muốn liên kết menu sang 1 trang khác thì có thể sử dụng cái này
![]() |
Sau khi chỉnh xong menu bạn cần phải click save lại và sau đó bạn cần phải chuyên đến trang thiết lập hiển thị Menu ra bên ngoài bằng cách : Click Manage Locations >> chọn menu hiển thị theo đúng khu vực mà bạn mong muốn >> Save Changes
– Primary Menu : trong nhiều trường hợp thường là header Menu ( tức là menu trên cùng ở top màng hình)
– Secondary Menu : Thường là menu của website nơi mà điều hướng người dùng đến với các chuyên mục nội dung trên website của bạn.
Đây là hình hiển thị trên trang web khi bạn đã add các menu vào:
![]() |
![]() |
Sau khi chỉnh xong menu bạn cần phải click save lại và sau đó bạn cần phải chuyên đến trang thiết lập hiển thị Menu ra bên ngoài bằng cách : Click Manage Locations >> chọn menu hiển thị theo đúng khu vực mà bạn mong muốn >> Save Changes
![]() |
![]() |
7. Chỉnh sửa bố cục trang
Tất cả theme wordpress đề cho phép người sử dụng thay đổi bố cục, cách hiển thị từng khu vực và khối thông tin của website ở trang home, trang bài viết hoặc trang chuyên mục.
HƯỚNG DẪN NHANH QUA VIDEO
Hướng dẫn chi tiết:
Để chỉnh sửa trang chủ hay trang tên miền chính, các bạn click vào Sửa trang hoặc “Edit Page” nhé.
![]() |
Sau đó click chọn nút "Use the TieLabs Builder" để chỉnh sửa bố cục.
Trình tạo trang TieLabs, Trình tạo trang đơn giản và mạnh mẽ nhất, chỉ sau 5 phút, bạn sẽ có thể xây dựng trang chủ của riêng mình với nỗ lực tối thiểu mà bạn tưởng tượng. Trình xây dựng cho phép bạn thêm các phần không giới hạn với các khối không giới hạn bên trong nó, bạn cũng có thể sắp xếp lại các phần và khối theo ý muốn.
Bạn có thể thêm các block (khối hiển thị nội dung) khác cho website bằng cách thêm section hoặc thêm block.
Có thể thiết kế web, tổ chức nội dung hiển thị của web thông qua các Block, các section và các khu vực nội dung mà bạn muốn hiển thị.
![]() |
7.1. Bước đầu tiên
7.1.1. Trong Trình chỉnh sửa khối (Gutenberg)
7.1.2. Trong Trình chỉnh sửa cổ điển
Nhấp vào nút Sử dụng nút Trình tạo TieLabs để chuyển đổi trang từ trang bình thường sang trình tạo của chúng tôi. Và sau đó, bạn sẽ sẵn sàng để thêm các phần và khối mới của bạn.
7.2. Thêm phần mới
Nhấp vào nút + Thêm phần để thêm phần mới đầu tiên của bạn. Cửa sổ phần sẽ xuất hiện như sau:
- Tiêu đề mục - Với tùy chọn này, bạn có thể đặt tiêu đề cho phần.
- Mục Chiều rộng - Chọn nếu nội dung bên trong được chứa theo chiều rộng trang web hoặc chiều rộng 100%.
- Cài đặt thanh bên - chọn bố cục phần, không có thanh bên, thanh bên phải hoặc thanh bên trái.
- Thanh bên dính - kiểm tra điều này nếu bạn muốn đặt thanh bên của phần này trong Chế độ dính.
7.2.1. Tiêu đề
- Mục Tiêu đề - trường, nội dung bạn nhập sẽ hiển thị ở trên của phần.
- URL tiêu đề - đặt URL cho tiêu đề của phần, để trống trường này nếu không có.
- Kiểu tiêu đề - chọn từ ba kiểu có sẵn:
7.2.2 Phần nền
- Màu nền - đặt màu nền của phần.
- Hình nền - chọn / tải lên hình ảnh làm hình nền cho phần này
- Video nền - Youtube, Vimeo hoặc URL video cục bộ URL video sẽ ghi đè tùy chọn hình nền.
- Parallax - bật / tắt hiệu ứng thị sai trên nền.
- Hiệu ứng Parallax - chọn một trong năm hiệu ứng có sẵn, Scroll, Scall, Opacity, Scroll + Opacity hoặc Scall + Opacity.
7.2.3. Kiểu dáng
- Dark Skin - hiển thị tất cả các khối bên trong phần này trong Dark Skin thay vì skin sáng mặc định.
- Lớp tùy chỉnh - đặt lớp tùy chỉnh cho phần này, nếu bạn muốn tùy chỉnh nhiều hơn.
- Margin Top - nếu bạn muốn có thêm không gian phía trên của phần.
- Margin bottom - nếu bạn muốn có thêm không gian bên dưới của phần.
Để đóng cửa sổ Nhấp vào nút Xong ở góc trên bên phải.
Bạn có thể chỉnh sửa, xóa hoặc mở rộng / thu gọn phần.
7.3. Thêm khối mới
Sau khi hoàn thành cài đặt phần, phần thân sẽ hiển thị như trong hình trên và bạn sẽ tìm thấy nút Thêm khối bên trong nó. Nhấp vào nút Thêm khối , cửa sổ khối xuất hiện như sau:
Bạn có thể chọn các khối của bạn từ một loạt các khối tin tức lớn. Mỗi khối được tập trung nhiều hơn vào nội dung của các trang web tin tức để bạn chủ yếu thấy rằng các khối sẽ đáp ứng tất cả các nhu cầu của bạn.
7.3.1. Tùy chọn khối
- Chọn khối bạn muốn, tùy chọn chung và nâng cao bên dưới khối hình thu nhỏ dựa trên khối bạn chọn, đồng thời, các giá trị mặc định dựa trên khối đã chọn.
- Tiêu đề khối - tiêu đề sẽ hiển thị ở trên khối, để trống để ẩn nó.
- Chặn URL - nếu bạn muốn một URL tùy chỉnh cho tiêu đề khối.
- Danh mục - Chọn danh mục tin tức trong khối này, đó là nhiều lựa chọn.
- Thẻ - hiển thị tin tức theo thẻ thay vì danh mục, tùy chọn này sẽ ghi đè các tùy chọn danh mục.
- Loại trừ bài viết - Nhập ID bài đăng hoặc ID được phân tách bằng dấu phẩy để loại trừ chúng.
- Sắp xếp thứ tự - sắp xếp tin tức trong khối theo một trong sáu giá trị có sẵn:
- Bài viết gần đây
- Bài đăng ngẫu nhiên
- Bài viết sửa đổi lần cuối
- Bài viết được bình luận nhiều nhất
- Bài viết được xem nhiều nhất
- Nhận xét tốt nhất
- Số lượng bài viết để hiển thị
- Offset - Số lượng bài đăng vượt qua, sẽ rất hữu ích nếu bạn muốn hiển thị một số bài đăng từ danh mục cụ thể trong một khối cụ thể và hiển thị các bài đăng khác với một khối khác.
- Phân trang - chọn một trong bốn phân trang có sẵn:
7.3.2. Chặn tùy chọn nâng cao
- Chỉ hiển thị nội dung - hiển thị khối không có viền, đệm và nền.
- Bộ lọc Ajax - hiển thị các bộ lọc danh mục / thẻ bên cạnh tiêu đề khối.
- Nút khác - khi bạn đặt URL cho tiêu đề, bạn có thể muốn hiển thị nút Khác bên cạnh tiêu đề, kiểm tra điều này nếu bạn muốn. Không hiển thị nếu trường URL trống.
- Màu - chặn màu chính, tiêu đề, liên kết khi di chuột, nhiều nút hơn, tải biểu tượng, v.v.
- Độ dài tiêu đề bài đăng - số lượng từ hoặc ký tự, tìm kiếm bảng tùy chọn Jannah cho Trim Text bằng cách chọn trim theo từ hoặc ký tự.
- Trích đoạn bài đăng - hiển thị / ẩn đoạn trích bài viết.
- Độ dài bài đăng - số lượng từ hoặc ký tự, tìm kiếm bảng tùy chọn Jannah cho Trim Text bằng cách chọn trim theo từ hoặc ký tự.
- Nút Đọc thêm - hiển thị / ẩn nút đọc thêm bên dưới đoạn trích.
- Dark Skin - khối hiển thị trong làn da tối.
- Ẩn hình thu nhỏ - hiển thị / ẩn tất cả các hình thu nhỏ tại khối.
- Bài viết Meta - hiển thị / ẩn dữ liệu bài đăng (ngày, tác giả, số lượt xem, v.v.)
- Lớp phủ biểu tượng phương tiện - hiển thị / ẩn biểu tượng phương tiện (video, âm thanh và hình ảnh) trên hình thu nhỏ của bài đăng.
7.4. Sắp xếp lại các phần và khối
Bạn có thể sắp xếp lại các phần và khối bằng cách kéo và thả từng phần và bạn có thể di chuyển một khối từ phần này sang phần khác.
7.5. Quản lý Widgets Phần
Khi phần có bố cục với thanh bên trái hoặc phải, khu vực thanh bên sẽ hiển thị ở khu vực thân phần, như sau:
Nhấp vào nút Quản lý Widgets , cửa sổ Widgets có hiển thị như sau:
Bạn có thể kéo và thả các widget vào Khu vực Widgets Phần .
Nếu bạn muốn chọn một trong các thanh bên được xác định trước, hãy làm như sau:
- Kiểm tra Sidebar được xác định trước . Sau đó, tất cả các tiện ích sẽ ẩn và thả xuống Chọn Thanh bên sẽ xuất hiện
- Chọn Thanh bên - chọn thanh bên từ các thanh bên được xác định trước.
Bạn có thể thêm thanh bên mới từ Jannah> Tùy chọn chủ đề> Thanh bên> Thêm thanh bên tùy chỉnh .
7.6. Đặt trang chủ của bạn
Bạn có thể đặt bất kỳ trang nào làm Trang trước cho trang web của mình theo hai cách:
7.6.1. Trực tiếp từ trang
Bên cạnh Trình tạo tuổi P và bên dưới hộp Thuộc tính trang, bạn sẽ tìm thấy Jannah - Frontpage blox.
8. Chỉnh footer website
Footer là khu vực hiển thị thông tin tham khảo, hiển thị những chuyên mục quan trọng, thông tin giới thiệu về công ty hoặc các tuyên bố quyền sở hữu. Ví dụ: footer của Brandee, Vnexpress và Tinhte
|
Bạn vào Jannah => Theme option => Footer để chọn cách hiển thị Footer
![]() |
Tiếp theo, vào Giao diện => Widget => vào chỉnh nội dung trong footer
![]() |
9. Chỉnh logo website
Truy cập trực tiếp website ứng dụng để thiết kế logo miễn phí https://www.designevo.com/ hoặc bạn có thể dùng Canva hoặc tailorbrands.com (có cách design và tải logo miễn phí)
![]() |
10. Chỉnh header
![]() |
11. Thiết lập web điện thoại
Để tối ưu website trên điện thoại, các bạn Đăng nhập vào website TênMiềnCủaBạn/admin vào Theme Options > Mobile
![]() |
Mobile Settings (Cài đặt di động )
Vô hiệu hóa Phản hồi - bật / tắt Phản hồi trên các kích thước màn hình nhỏ như máy tính bảng và điện thoại di động.
Mobile Header (Tiêu đề di động)
Chọn giữa vị trí logo mặc định hoặc logo định vị ở giữa, bạn cũng có thể dán thanh tiêu đề di động bằng cách chọn trong tùy chọn Chú ý tiêu đề
Menu mobile (Menu di động)
- Menu di động - bật / tắt menu di động - nếu bị tắt, biểu tượng menu di động sẽ không hiển thị trong tiêu đề trang web.
- Bố cục menu di động - Chọn giữa mặc định (chiều rộng: 300px) và menu di động toàn băng thông.
- Hiển thị biểu tượng văn bản menu bên cạnh - hiển thị / ẩn văn bản menu hiển thị bên cạnh biểu tượng menu.
- Các mục cha mẹ dưới dạng liên kết - Nếu bị tắt, các mục trình đơn cha mẹ sẽ chỉ chuyển các mục con.
5. Hiển thị các biểu tượng - hiển thị / ẩn biểu tượng bên cạnh các liên kết nếu tồn tại.
6. Đăng nhập - hiển thị / ẩn nút đăng nhập.
7. Giỏ hàng - hiển thị / ẩn biểu tượng giỏ hàng.
8. Thông báo BuddyPress - hiển thị / ẩn biểu tượng thông báo BuddyPress.
9. Tìm kiếm - hiển thị / ẩn thanh tìm kiếm như trong hình ảnh trước.
10. Biểu tượng xã hội - hiển thị / ẩn biểu tượng xã hội phía trên thanh tìm kiếm như trong hình ảnh trước.
Di động - bạn có thể chỉ định một menu tùy chỉnh cho thiết bị di động, từ danh sách chọn thả xuống, chọn một từ các menu bạn đã tạo trước đó. Ngoài ra, bạn có thể bao gồm điều hướng phụ với điều hướng chính bằng cách chọn Menu điều hướng chính và điều hướng phụ từ danh sách thả xuống.
Single Post Page (Trang bài duy nhất)
Nén nội dung bài đăng và hiển thị thêm nút
Mobile element (Yếu tố di động)
Ẩn bên trên Quảng cáo tiêu đề - hiển thị / ẩn bên trên quảng cáo tiêu đề.
Ẩn quảng cáo tiêu đề - hiển thị / ẩn quảng cáo tiêu đề.
Ẩn bên dưới quảng cáo tiêu đề - hiển thị / ẩn bên dưới quảng cáo tiêu đề.
Ẩn phía trên Quảng cáo chân trang - hiển thị / ẩn phía trên quảng cáo chân trang.
Hide Header Breaking News - hiển thị / ẩn tin tức phá vỡ tiêu đề.
Ẩn tất cả các thanh bên - hiển thị / ẩn tất cả các thanh bên.
Ẩn phương tiện truyền thông trên Instagram Footer - hiển thị / ẩn phương tiện Instagram trên chân trang.
Ẩn Footer - hiển thị / ẩn chân trang web.
Ẩn vùng bản quyền - hiển thị / ẩn thanh vùng bản quyền bên dưới chân trang.
Ẩn Breadcrumbs - hiển thị / ẩn trang web Breadcrumbs.
Ẩn nút chia sẻ bài đăng trên - hiển thị / ẩn bên trên nút chia sẻ bài viết.
Ẩn bên dưới Nút chia sẻ bài viết - hiển thị / ẩn bên dưới nút chia sẻ bài đăng.
Ẩn bên dưới Đăng bản tin - hiển thị / ẩn bên dưới đăng bản tin
Ẩn bên dưới bài viết Liên quan bài viết - hiển thị / ẩn bên dưới bài viết liên quan bài viết.
Ẩn bên dưới Hộp tác giả bài - hiển thị / ẩn bên dưới hộp tác giả bài.
Ẩn bên dưới Bài đăng tiếp theo / Trước bài viết - hiển thị / ẩn bên dưới bài đăng tiếp theo / bài viết trước.
Nút Ẩn Quay lại trên cùng - hiển thị / ẩn trở lại nút trên cùng.
Nút chia sẻ di động 5.Sticky
Nút chia sẻ di động dính - bật / tắt nút chia sẻ di động dính.
Bạn có thể hiển thị / ẩn từng nút sau:
Google+
StumbleUpon
Tumblr
Vkontakte
Odnoklassniki
Túi
Điện báo
Viber
|
|
|
|
|
12. Tạo menu mobile như app
Cài plugin Navbar menu để tạo menu liên hệ cho mobile như trên website brandee.edu.vn
Hướng dẫn nhanh qua Video
Hướng dẫn chi tiết:
Bước 01: Tải plugin về máy tính
Bước 02: Cài đặt plugin và kích hoạt plugin để sử dụng. Vào Plugin => Cài mới => Tải file ở bước 1 lên => Cài đặt => Kích hoạt
Bước 03: Đọc hướng dẫn thiết lập (link) để tiến hành thiết lập menu
Tải danh sách icon menu đẹp để dùng cho website (link)
Cấu trúc link
Link trang chủ: lấy trang chủ website bạn, ví dụ trang chủ website Brandee là: https://brandee.edu.vn/
Link gọi điện: tel: +84932535927 (đổi thành số điện thoại của bạn)
Link chat fanpage: https://www.messenger.com/t/brandee.edu.vn (đổi đường dẫn brandee.edu.vn sang đường dẫn đuôi fanpage bạn)
13. Việt hoá theme Jannah
Vì theme viết cho người English sử dụng nên có một số thuật ngữ là Tiếng Anh, khi cài các bạn cần chuyển thành tiếng Việt mới sử dụng tốt theme và thân thiện hơn với người dùng.
Việt hoá bằng chức năng có sẵn trong theme:
Việt hoá bằng chuyển ngôn ngữ tiếng Anh sang tiếng Việt
Để có thể chỉnh sửa website một cách dễ dàng, bạn nên chỉnh sang tiếng Việt để dễ sử dụng.
a, Chỉnh sửa trong cài đặt
Bước 1: Vào Setting >> General >> Site Language >> Đổi English thành Tiếng Việt
Bước 2: Bấm Save Changes.
Việt hoá bằng plugin dịch bên ngoài:
Tải Plugins Loco Translate
Mục đích: Vì có nhiều theme không hỗ trợ dịch sẵn nên cần sử dụng plugin Loco Translate sẽ giúp chuyển sang Tiếng Việt, giúp cho bạn dễ dàng sử dụng hơn.
Cách cài đặt:
Bước 1: Chọn Gói mở rộng >> Cài mới
Bước 2: gõ tên ứng dụng vào mục tìm kiếm, sau khi hiện lên plugins Loco Translate ta chọn Cài đặt > Kích hoạt
Hướng dẫn plugin:
14. Thay đổi Info & Avatar
Để hiển thị thông tin tác giả đầy đủ như hình bên dưới
Bước 01: Thêm thông tin giới thiệu về tác giả
Truy cập vào khu vực Thành Viên >> Hồ Sơ Của Bạn >> kéo chuột xuống khu vực Tiểu sử >> và điền thông tin giới thiệu về tác giả.
Bước 02: Đổi Avatar của tác giả
Chủ đề sử dụng Gravatar để hiển thị avatar người dùng. để tạo hoặc thay đổi Gravatar của bạn:
Nếu bạn chưa bao giờ thiết lập tài khoản Gravatar:
Đăng ký / đăng nhập vào Gravatar . Khi đăng ký, hãy sử dụng địa chỉ email CÙNG được liên kết với Hồ sơ người dùng WordPress của bạn.
Tải ảnh của bạn lên và liên kết nó với địa chỉ email cụ thể đó.
Nếu bạn đã đăng ký tại gravatar.com, hãy làm theo các bước sau:
Nhấp chuột vào Gravatars của tôi.
nhấp vào trên Thêm một Email mới.
Sau đó, bạn sẽ cần phải nhấp vào trên Thêm Thêm hình ảnh mới.
Tải lên một hình ảnh.
Sau đó chọn địa chỉ email, sau đó chọn hình ảnh của bạn từ phía dưới. Bây giờ nó được liên kết với địa chỉ email đó. Nhấp vào để lưu.
Sẽ mất khoảng 5-10 phút để tuyên truyền trên internet, và sau đó sẽ xuất hiện trên trang web.
📚 Lưu ý: 1. Nội dung này là phần chuyên sâu, học viên chỉ cần xem để tham khảo. Chỉ khi làm theo sau khi đã hoàn thiện việc thiết kế bố cục trang home, logo, header, foooter, widget. 2. Nội dung khu vực này Brandee đã sử dụng lại của tác giả sampres.com vì nội dung chi tiết và khá đầy đủ. Bạn có thể xem trực tiếp phần này ở website của tác giá sampres.com (link) |
Lưu ý : Trong trường hợp bạn cần chỉ định một hình ảnh tùy chỉnh cho tác giả của mình, hãy kiểm tra plugin này .
15. Thay đổi font chữ đẹp
Font chữ website nên chọn font chữ dễ nhìn, dễ đọc trên mobile. Đặc biệt nên chọn font chữ mà Faceook, Zalo và Instagram đang dùng.
16. Tăng tốc web WordPress
Nội dung chi tiết bài học:
00:08:32 - 00:16:28, Công cụ kiểm tra tốc độ website
https://tools.pingdom.com/
https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights/
00:16:29- 00:21:32, Tăng tốc webite bằng cách tắt Footer
00:21:33 - 00:39:09, Tăng tốc website bằng plugin wp-rocke
Tại sao phải tăng tốc website?
Gần đây Google đã chính thức công bố việc tốc độ trang website sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng từ khóa khi được tìm kiếm trên mobile, còn đối với máy tính thì đã được áp dụng từ năm 2010. “Speed Update” sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến những trang web có tốc độ tải chậm, và sẽ không có trang website chính thức nào kiểm tra rằng bạn sẽ bị ảnh hưởng hay không? Thay vào đó họ đưa ra lời khuyên:
Chúng tôi khuyến khích các quản trị hãy xem xét tới hiệu xuất trang web điều này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng.
Ngoài ra. Một trang web có tốc độ tải chậm vẫn có thể có thứ hạng cao nếu như nội dung của bài viết đó đáp ứng tốt cho những thông tin mà người dùng muốn tìm kiếm để biết chi tiết bạn có thể xem trực tiếp tại đây.
Theo thống kê từ hơn 1 triệu trang web gần đây của Aberdeen Group thì tốc độ tải trang chậm hơn 1 giây bạn sẽ:
Số lần xem trang ít hơn 11%
Giảm 16% sự hài lòng của khách hàng
7% mất trong chuyển đổi
Ngoài ra, nhu cầu của người dùng internet mong muốn gì ở một trang web họ sắp truy cập?
47% người muốn một trang tải trong 2 giây hoặc ít hơn
40% sẽ rời khỏi trang web của bạn nếu phải mất 3 giây để tải
52% người cho rằng tốc độ tải trang là yếu tố quyết định cho việc tạo lòng trung thành của khách hàng
Tối ưu hóa tốc website là công việc mà bắt buộc chúng ta phải làm, nếu như bạn không thể làm có thể nhờ hoặc thuê người khác làm giúp bạn, vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng và doanh thu của bạn trong tương lai.
Bây giờ, bạn đã biết lí do tại sao cần phải tăng tốc trang website của mình, hãy đọc và khám phá cách tôi cải thiện hiệu năng cho đánh giá lớn thế nào nhé.
Kiểm chứng cho việc tăng tốc website
Để làm được điều này tôi đã áp dụng đến 35+ phương pháp tăng tốc website wordpress để kiểm chứng cho việc, chúng ta có thể hoàn toàn xử lý được vấn đề này, Trên thực thế tốc độ trang đã được giảm đáng kể xuống chỉ còn 2.47s.
Tốc độ tải trang trước khi áp dụng các phương pháp tối ưu hóa:
Tốc độ tải trang sau khi áp dụng các phương pháp tối ưu hóa:
Và đấy chưa phải là tất cả?
Trước khi thực hiện các kỹ thuật tăng tốc website?
Để đảm bảo an toàn cũng như kiểm tra mức độ hiệu quả của công việc thì chúng tôi đã chuẩn bị sẵn cho bạn những phương án để cũng như việc phòng tránh những dủi do có thể xảy ra, trên thực tế nó rất khó có thể xảy ra.
Sao lưu dữ liệu
Điều quan trọng và nên làm là hãy sao lưu lại dữ liệu của bạn để tránh bị phá vỡ cấu trúc website do nhầm lẫn, để sao lưu bạn có thể sử dụng BackWPup và bay giờ dữ liệu đã được đảm bảo, chúng ta cùng khám phá những thủ thuật để max speed trang web của bạn.
Công cụ kiểm tra
Để đảm bảo cho quá trình kiểm tra cũng như việc đo lường mức độ hiệu quả chúng ta cần sử dụng đến một số công cụ chuyên dụng và đây là những gì tôi khuyên bạn nên sử dụng.
Kiểm tra tốc độ bằng website Ping Dom
Pingdom là một công cụ đo tốc độ dành cho quản trị viên muốn kiểm tra hiệu xuất cũng như những thay đổi trên website của mình, trong công cụ có sẵn những mẹo để bạn nhận những yếu tốt nào ảnh hưởng đến tốc độ web cũng như cách khắc phục.
Với công cụ này hãy lựa chọn vị trí quốc gia gần nhất với bạn, ở đây chúng ta chủ yếu các website ở viện nam vậy bạn hãy chọn “Melbourne, Australia” để đảm bảo tốc độ đo chính xác nhất.
Kiểm tra tốc độ bằng web PageSpeed Insights
PageSpeed Insights là công cụ đo tốc độ trang website chính thức của google, để giúp quản trị viên có thể tối ưu hóa website của mình theo quy chuẩn chung của google, để sử dụng bạn chỉ cần nhập trang website và ấn vào “Phân tích“.
Hình ảnh đo tốc độ website trên công cụ PageSpeed Insights của google
Tại đây bạn có thể kiểm tra xem những file nào ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ website cũng như làm sao để khắc phục nó. Bất kể kết quả nào, hãy nhớ rằng bạn nên cố gắng cải thiện điểm số của mình tốt nhất, và không nhất thiết phải cố gắng tối ưu điểm số trang của bạn lên 100/100.
Tại sao?
Bởi vì nếu bạn cố gắng để đạt được một trình độ hoàn hảo, hai điều sẽ xảy ra:
Tốn nhiều quá nhiều thời gian và công sức của bạn
Bạn sẽ cố gắng phát điên lên
Nó sẽ không làm giá trị trang website của bạn tăng
Vì xét cho cùng Google tối có những thang điểm này cũng chỉ có mục đích duy nhất là phục vụ người dùng, rất khó để đạt được tuyết đối tháng điểm này, vậy nên hãy kiểm tra nó bằng chính trình duyệt của bạn.
Nếu trang web của bạn tải dưới 3 giây với Pingdom và Pagespeed insights trên 80 thì rất tốt rồi.
+35 Mẹo giúp tăng tốc website wordpress của bạn
a. Chọn Hosting tin cậy
WordPress hosting server là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ website của bạn, không phải tất cả những nhà cúng cấp hosting trên thị trường hiện nay đều tốt vì vậy chỉ nên sử dụng ở một số nhà cung cấp hosting đáng tin cậy, nếu ở việt nam tôi khuyên bạn lên sử dụng hosting của azdigi của thachpham.
Nhập mã NY2018-HOSTING để được giảm giá đến 30% các dịch vụ hosting cho dịp tết nguyên đán từ ngày 19/01/2018 đến 17/02/2018, ngoài ra trương trình này còn áp dụng cho khách hàng dùng thử miễn phí 7 ngày.
Một số nhà cung cấp shared hosting chất lượng uy tín ở nước ngoài như bluehost hay hawkhostnhững hosting này được tích hợp rất nhiều phương pháp để tăng tốc website wordpress của bạn. Nếu có điều kiện hãy mua hẳn gói doanh nghiệp để đảm bảo tốc hiệu xuất cao nhất.
Những loại hosting chính
Shared Hosting: Là loại hosting được chia sẻ với nhiều khách hàng khác, điều này có nghĩa nếu hàng web hàng xóm của bạn nhiều người truy cập sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ máy chủ dẫn đến việc làm chậm tốc độ web của bạn, loại này giá rẻ được sử dụng phổ biến nhất.
Virtual Private Server: Hay còn gọi là VPS đây là loại máy chủ ảo được sinh ra bởi máy chủ vật lý, vì thế tốc độ sẽ được cải thiện hơn rất nhiều, loại hosting phù hợp với những website/blog có lượng truy cập trung bình.
Dedicated Server: Máy chủ vật lý đây là loại mà bạn thuê cả một máy chủ riêng và toàn quyền sử dụng máy chủ đó loại hosting giá khá mắc chủ yếu dành cho những website có lượng truy cập cực lớn.
Hãy quyết định thuê gói hosting phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn, ở đây hầu hết chúng ta đều bắt đầu với gói Shared Hosting.
b. Chọn theme wordpress nhẹ
Bạn có thể dễ dàng tìm một theme wordpress miễn phí/trả phí ngoài kia, tuy nhiên họ tích hợp cả trăm nhiều tính năng để làm nổi bật chủ đề của họ điều này sẽ làm trang web rất chậm vì thế việc lựa chọn một theme wordpress nhẹ nhàng sạch sẽ giúp tốc độ được cải thiện dõ dàng, và tôi khuyên bạn nên chỉ lên sử dụng theme của những nhà cung cấp uy tín và bắt buộc phải tối ưu hóa chuẩn seo.
Vậy đâu là nhà cung cấp theme đáp ứng những yêu cầu cho nhẹ, tốc độ cao, chuẩn seo?
Sử dụng theme của StudioPress
Hay còn gọi là genesis framework theme là theme cực nhẹ được tối ưu hóa chuẩn seo dựa trên những hook, code, cấu trúc được định sẵn, sử dụng mẫu giao diện này bạn có thể tự tùy biến website một cách dễ dàng, để tải những mẫu theme genesis mới nhất này bạn có thể truy cập vào đây cũng như tìm một số bài hướng dẫn tùy biến trong chuyên mục thủ thuật theme genesis framework trên blog sampres dot com.
Sử dụng theme của ThriveThemes
Được biết đến với những plugin nổi tiếng như thrive content builder giúp bạn thiết kế landing pagedễ dàng và đẹp mắt có thể nói tôi là một fan hôm mộ với những plugin này, về cả mặt giao diện đến chức năng họ đều cho ra những sản phẩm tốt nhất chiếm lấy lòng tin của khách hàng, với những mẫu theme cũng vậy điểm mà khiến tôi thích thú nhất là năng tùy biến không giới hạn của nó giúp bạn tạo ra những trang web đẹp mắt và khác biệt.
Ưu điểm của theme này là tốc độ load nhanh, chuẩn seo, tùy biến không giới hạn.
c. Tối ưu hóa trang chủ
Việc sử dụng nhiều hiệu ứng, hình ảnh ngoài trang chủ, head, footer sẽ khiến trang website của bạn chở nên tệ hại vậy bạn nên kiểm tra kỹ các tiện ích ở khu vực này để đảm bảo nó sẽ làm ảnh hưởng đến tất cả các trang con, hãy loại bỏ những thành phần không cần thiết như silide ảnh, banner, hình ảnh và mọi thứ có thể ảnh hưởng đến hiệu xuất trang web.
Với những website dạng blog thì có thể giảm nhỏ hình ảnh đại diện bài viết ngoài trang chủ
Thay vì để ảnh kích thước quá lớn chiếm nhiều diện tích website
Để thực hiện việc này đối với theme genesis chỉ cần truy cập vào wordpress admin chọn Genesis > Theme Setting
Trong phần “Content Archives” mục “Include the Featured Image?” chọn chế độ hiển thị hình ảnh 150×150 là đẹp.
Ngoài ra, việc xóa các hiệu ứng popup cũng cải thiệu tốc độ dõ dẹt.
d. Loại bỏ plugin không cần thiết
Bạn có thể kích hoạt nhiều plugin trên trang website của mình tuy nhiên chúng có thể gây ra nhiều vấn đề lớn về hiệu suất nếu bạn không chọn lọc cẩn thận để sử dụng vì không phải plugin nào cũng tốt hay nói cách khác một số plugin rất nặng, nhiều trường hợp bạn sử dụng nhiều plugin cùng chúng một mục đích tạo cache như wp rocket và wp total cache điều này là không cần thiết.
Vậy bạn nên làm gì với đống plugin của mình?
Gỡ bỏ những plugin cùng một công dụng
Gỡ bỏ những plugin không cần thiết
Gỡ bỏ những plugin gây nặng website
Và chỉ để lại những plugin mà thực sự cần thiết để website hoạt động được bình thường, để gỡ bỏ những plugin không dùng chỉ cần truy cập vào phần admin > plugin và gỡ.
Đối với những plugin bắt buộc phải sử dụng thì hãy cập nhật lên phiên bản mới nhất để đảm bảo mọi hoạt động của trang web được chạy tốt nhất.
Lời khuyên dành cho bạn là hãy có gắng sử dụng càng ít plugin càng tốt, và nếu như bạn biết về code có thể tự code và tối ưu nó thay vì muốn sử dụng một chức năng nhỏ mà đi cài hẳn 1 plugin cho nó ví dụ như thêm nút back to top vào website wordpress.
e. Tối ưu hóa nút chia sẻ mạng xã hội
Các plugin chia sẻ mạng xã hội đa phần đều sử dụng rất nhiều JavaScript điều đó làm cho trang web của bạn tải chậm hơn để khắc phục vấn đề này bạn có thể tìm những plugin chia sẻ mạng sã hội đơn giản và nhẹ như Social Share Buttons – Social Pug để đạt được hiệu xuất cao nhất.
Vậy bạn có lên sử dụng nút chia sẻ mạng xã hội không?
Các tín hiệu xã hội có thể không đóng vai trò trực tiếp trong việc xếp hạng trang web của bạn. Tuy nhiên, các phiếu bầu xã hội tạo ra để góp phần tăng độ uy tín cho website của bạn đặc biệt là tăng chỉ số domain rating. Vì vậy, đừng ngại khi đặt nút chia sẻ trên mạng xã hội nổi bật trên trang web của bạn, thực tế một nghiên cứu của BrightEdge cho thấy các nút chia sẻ xã hội nổi bật có thể làm tăng chia sẻ xã hội lên 700%.
f. Quản lý comment trên blog của bạn
Xóa comment spam
Việc có quá nhiều bình luận được gắn spam sẽ làm nặng file database của bạn đây là một nguyên nhân khiến blog bạn trở nên chậm chạp hơn. Với những blog lớn hằng ngày có tới hàng trăm bình luận spam nguyên nhân đến từ những spamer sử dụng phần mềm GSA để thâu tóm backlink để khác phục vấn đề này bạn có thể sử dụng một số plugin ngăn chặn spam như akismet hoặc bạn có thể xóa trực tiếp trong phần quản trị của admin.
Sử dụng plugin thrive comment
Sử dụng plugin thrive comment là một cách để giảm đáng kể thời gian tải trang của bạn, đối với những website lớn có hàng trăm bình luận trên 1 trang vậy người dùng tải trang bắt buộc phải tải cả bình luận vì vậy nó làm trang web của bạn chậm dần, và thrive comment đã khắc phục được điều này bằng cách sử dụng việc tải bình luận chậm hay còn gọi là khi người dùng đọc hết bài viết thì comment mới tự động load.
Ngoài ra, bạn có thể cài đặt khi người dùng click để load bình luận và phân trang bình luận, để kiểm tra điều này bạn có thể truy cập vào đây. và đây là giao diện cài đặt của thrive comments.
Để cài đặt plugin này vui lòng liên hệ tôi tại địa chỉ Facebook: Vũ Đức Mạnh
g. Quản lý hình ảnh trong wordpress
Sử dụng định dạng ảnh chính xác
Hai định dạng ảnh tốt nhất là jpeg và png, để biết khi nào sử dụng trước tiên bạn phải biết một chút về các định dạng này. Tóm lại, png khác với jpeg vì nó không nén trong khi jpeg có thể nén được.
Vậy ưu điểm và nhược điểm của nén ảnh là gì?
Hình ảnh được nén sẽ mất một số thông tin dẫn đến việc chất lượng ảnh sẽ bị giảm tuy nhiên chúng nhỏ hơn nên tải nhanh hơn
Hình ảnh chưa được nén sẽ có kích thước lớn chất lượng cao nhưng sẽ mất thời gian tải vì kích thước tập tin khá lớn
Vậy làm gì để quyết định định dạng ảnh của bạn?
Nếu ảnh hoặc hình ảnh có nhiều mầu sắc tôi sử dụng định dạng JPEG
Ngược lại với hình ảnh đơn giản như ảnh màn hình thì tôi để định dạng PNG
Thay đổi kích thước trước khi tải lên
Nếu như bạn sử dụng các hình ảnh trên internet thì hầu hết kích thước của chúng đều rất lớn điều này sẽ làm thời gian tải trang tăng đáng kể để khắc phục điều này trước khi tải hình ảnh lên web hãy giảm kích thước của chúng, bạn có thể dùng phần mềm phổ biến như photoshop với chế độ crop hoặc resize images.
Hoặc có thể sử dụng công cụ thay đổi kích thước ảnh online dưới đây, và đừng quên kích thước chuẩn của wordpress là 600 đến 900px.
Nén ảnh trước khi tải lên website bằng tinypng
Tôi có thói quen là nén ảnh trước khi tải lên web điều này sẽ giúp tôi quản lý dung lượng ảnh dễ dàng, và thông thường mỗi file ảnh được nến tại đây có thể giảm xuống đến 60% có nghĩa là tốc độ load sẽ nhanh hơn rất nhiều.
Để sử dụng công cụ này đầu tiên hãy truy cập vào địa chỉ https://tinypng.com tiếp sau đó ấn vào biểu tượng “Drop your .png or .jpg files here!” và chọn đến file cần nén.
Bức nảnh này tôi đã nén được từ 295kb xuống chỉ còn 97kb sau 3 lần nén.
Ưu điểm khi nén ảnh bằng tinypng
Khả năng nén ảnh rất tốt giảm đáng kể dung lượng
Có thể nén nhiều ảnh một lúc
Có thể nén nhiều lần trên một ảnh
Nén ảnh không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng ảnh
Và cuối cùng là kích thước ảnh được cho là tốt nhất khi upload lên website là khoảng dưới 100kb.
Sử dụng plugin để nén ảnh
Tối ưu hóa hình ảnh là cách dễ dàng và nhanh chóng nhất để bạn tăng tốc website của mình, có một vấn đề lớn mà đa số chúng ta mắc phải đó là sử dụng hình ảnh có kích thước rất lớn chưa được tối ưu hóa, ngay cả tôi cũng đã mắc phải bạn có thể xem những bài viết trước của tôi, hình ảnh đều rất lớn có những ảnh dung lượng lên cả mấy nghìn kb, để khắc phục vấn đề này bạn có thể sử dụng những plugin nén ảnh tốt nhất như EWWW Image Optimizer hoặc ShortPixel Image Optimizer đây là những plugin nén ảnh cũ trên web số lượng lớn miễn phí.
Ở đây tôi hay sử dụng EWWW Image Optimizer vì nó cho phép nén ảnh số lượng lớn trên, để sử dụng bạn cần cài đặt và kích hoạt là có thể sử dụng được rồi.
Truy cập vào Admin > Media > Bulk Optimize
rồi ấn vào “Scan for unoptimized images”
Ở phiên bản miễn phí bạn chỉ có thể nén được ảnh ở chế độ “Lossy Compression” đối với định dạng png, và “Lossless Compression” tuy nhiên với chế độ này bạn có thể giảm được đến 30% dung lượng ban đầu rồi, nếu có điều kiện có thể nâng cấp thêm chức năng “Maximum Lossy Compression” cho hiệu xuất tốt nhất.
h. Sử dụng bộ nhớ Cache
Bộ nhớ caching là phương pháp phổ biến nhất giúp cải thiện đáng kệ tốc đọ website của bạn, chỉ cần sau khi cài đặt lên web tốc độc sẽ được cải thiện từ 2 đến 3 lần vì vậy chúng tôi đã chuẩn bị sẵn cho bạn 2 plugin mà phổ biến nhất hiện nay sẽ được đính kèm trong phần dưới.
Tại sao nên dùng bộ nhớ đệm?
Giúp cải thiện đáng kể tốc độ website của bạn
Giảm tải dữ liệu trên máy chủ của bạn
Tăng thứ hạng website trên google (Tốc độ tải trang tốt hơn đồng nghĩa việc google có thể xem trang bạn tốt hơn)
Tăng trải nghiệm người dùng
Nguyên lý hoạt động của caching?
Khi người dùng truy cập vào trang wordpress được xây dựng bằng PHP máy chủ sẽ truy xuất dữ liệu từ MySQL và các file hệ thống PHP sau đó sẽ hiển thị nội dung Html ra trình duyệt, mỗi lần người dùng truy cập đều phải trải qua quá trình dài và liên tục.
Vậy sử dụng bộ nhớ caching thay vì phải trải qua trình tái tạo lại toàn bộ trang mỗi lần truy cập, những plugin caching này sẽ tự động tạo ra sẵn một bản sao trang web sau lần truy cập đầu tiên và sau đó người dùng sẽ sử dụng phiên bản đó cho những lần tiếp.
Và những gì bạn cần làm là cài đặt kích hoạt 1 trong 2 plugin bên dưới. Chúng ta tiếp tục nào :)!
WP Rocket – Trả phí
WP Rocket là một plugin trả phí cho phép bạn tạo cache để tăng tốc website, nếu bạn đang sử dụng một trang wordpress muốn tăng tốc trang web của mình thì WP Rocket sẽ là lựa trọn tốt nhất dành cho bạn.
Những ưu điểm của plugin này:
Ngoài chức năng tạo bộ nhớ đệm caching, wp rocket còn rất nhiều tính năng cao cấp khác để cải thiện tốc độ web
Việc cài đặt và cấu hình rất đơn giản chỉ trong một cú nhất chuột
Hỗ trợ sẵn các cài đặt tăng tốc với Cloudflare mà tôi sẽ nói ở phần cuối của bài viết
Giá cả tương đối phải chăng chỉ với 49$ sử dụng cho một trang web
Hỗ trợ xóa dữ liệu caching cữ, tối ưu hóa cơ sở dữ liệu trong tab database
Và còn nhiều chức năng khác bên trong nó
Để cài đặt plugin này bạn có thể tìm đọc bài viết hướng dẫn sử dụng wp rocket trong phần cuối trang tôi có để liên kết download plugin hoàn toàn miễn phí.
WP Total Cache – Miễn phí
W3 Total Cache là plugin hỗ trợ tăng tốc website chuyên nghiệp và miễn phí với những tính năng chuyên dụng như tạo page cache, database cache, object cache.
Những ưu điểm của plugin này:
Hoàn toàn miễn phí
Hỗ trợ tạo bộ nhớ đệm trang web tốt
Nhiều tùy chọn nén khác nhau như page cache, database cache…
Tuy nhiên, so sánh với wp rocket thì plugin này còn thiếu rất nhiều tính năng như lazy loading, mobile cache v.v vậy nên bạn vẫn phải cài đặt một số plugin khác.
i. Kích hoạt tính năng nén GZIP
Tính năng nén Gzip là gì?
Bạn có thể hiểu nôm la Gzip là tính năng nén dữ liệu trên một server, thông thường một sever trả về cho trình duyệt ở trạng thái không nén, điều quan trọng là sau khi bạn bật chức năng này có thể giảm dung lượng web lên đến 70% điều này sẽ khiến tốc độ website của bạn sẽ nhanh hơn rất nhiều.
Để kiểm tra xem nén GZIP đã được kích hoạt chưa bằng cách sử dụng công cụ Check GZIP compression.
Những ưu điểm khi bật tính năng này
Nén dữ liệu web khiến trang web tải nhanh hơn
Giảm thiểu lỗ hỏng ,vỡ trên đường truyền vì lý do phân mảnh các request
Nâng cao trải nghiệm người dùng
Nâng cao thứ hạng trên trên công cụ tìm kiếm
|
AddOutputFilterByType DEFLATE text/plain |
|
AddOutputFilterByType DEFLATE text/html |
|
AddOutputFilterByType DEFLATE text/xml |
|
AddOutputFilterByType DEFLATE text/css |
|
AddOutputFilterByType DEFLATE application/xml |
|
AddOutputFilterByType DEFLATE application/xhtml+xml |
|
AddOutputFilterByType DEFLATE application/rss+xml |
|
AddOutputFilterByType DEFLATE application/javascript |
|
AddOutputFilterByType DEFLATE application/x-javascript |
view raw.htaccess hosted with ❤ by GitHub
|
<ifModule mod_gzip.c> |
|
mod_gzip_on Yes |
|
mod_gzip_dechunk Yes |
|
mod_gzip_item_include file .(html?|txt|css|js|php|pl)$ |
|
mod_gzip_item_include handler ^cgi-script$ |
|
mod_gzip_item_include mime ^text/.* |
|
mod_gzip_item_include mime ^application/x-javascript.* |
|
mod_gzip_item_exclude mime ^image/.* |
|
mod_gzip_item_exclude rspheader ^Content-Encoding:.*gzip.* |
|
ifModule> |
view raw.htaccess hosted with ❤ by GitHub
Làm thế nào để bật tính năng nén Gzip?
Nếu như bạn đang sử dụng WP Rocket hoặc WP Total Cache chúng sẽ tự động kích hoạt tính năng nén GZIP cho bạn, ngoài ra nếu như bạn không sử dụng wordpress, có thể liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp hosting bảo họ kích hoạt tính năng này hoặc xem hướng dẫn bên dưới đây.
Hướng dẫn bật tính năng nén Gzip trên file .htaccess
.htaccess là file cấu hình mặc định của Apache, trong nhiều trường hợp web hosting của các bạn đã ẩn file này, để hiển thị trong cpanel bạn sẽ làm như sau tuy cập vào trình quản trị hosting canel của bạn rồi nhấn vào quản lý file > cài đặt > Hiển thị tệp ẩn (dotfiles) rồi ấn vào lưu lại.
Tiếp theo, hãy copy toàn bộ code bên dưới và dán vào file .htaccess và để tranh tình trạng xảy ra lỗi do ấn nhầm hãy sao lưu lại dữ liệu trước khi thực hiện.
Hoặc nếu trường hợp không được:
Lưu ý: Thông thường thì một số nhà cung cấp hosting ở việt nam đã bật sẵn tính năng này, vì vậy để thực hiện việc này hiệu quả hãy chắc chắn là web của bạn chưa nén Gzip, để kiểm tra bạn có thể kéo lên phía trên.
k. Tối ưu hóa cơ sở dữ liệu
Tối ưu hóa cơ sở dữ liệu hay còn gọi là xóa dữ liệu không dùng đến, đây là một trong những cách để tăng tốc trang web mà không phải ai cũng biết, nếu bạn như vậy? Có thể bạn sẽ muốn làm theo những hướng dẫn dưới đây.
Một trong những plugin tôi khuyên bạn lên sử dụng là WP Optimize vì nó hoàn toàn miễn phí. Và nó rất dễ để sử dụng, ngay sau khi cài đặt và kích hoạt WP Optimize lên rồi click vào “Run all selected optimizations“.
Ngoài ra, nếu đang sử dụng wp rocket bạn có thể kích hoạt tính năng này thông qua mục “Database“.
l. Thêm hiệu ứng LazyLoad hình ảnh & video
Để tạo ra một trang web chất lượng bạn phải sử dụng nhiều hình ảnh và video. Trên thực tế thì việc này sẽ khiến trang website của bạn ngày càng chập hơn, vậy để khắc phục vấn đề này tôi khuyên bạn nên sử dụng chức năng tải sau hình ảnh và video hay còn gọi là hiệu ứng “LazyLoad“.
Cách bật tính năng LazyLoad
LazyLoad có nghĩa là chỉ có hình ảnh đang hiện trên màn hình trình duyệt của khách truy cập được mới tải, điều này không chỉ giúp tốc độ website của bạn nhanh hơn mà nó còn tiết kiệm băng thông bằng cách tải ít dữ liệu khi người dùng không di chuyển xuống.
Để bật tính năng này bạn có thể sử dụng WP Rocket bằng cách truy cập vào Dashboad > Setting > WP Rocket
trong phần “LazyLoad” hãy tích vào toàn bộ rồi ấn vào “Lưu lại“.
Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng plugin WP Total Cache để thực hiện việc này tất cả các chức năng đều tương tự nhau.
Lưu ý: Đôi khi hiệu ứng lười tải này có thể làm cho trang web của bạn cảm thấy khó xem ảnh hơn. Vì vậy, hãy kiểm tra nó cẩn thận và nếu bạn không thích bạn có thể tắt lười cho hình ảnh.
m. Nén các tệp JavaScript, CSS và Html
Đa phần việc làm cho trang website của bạn chạy chậm là do việc tải các tệp JavaScript hoặc CSS một cách không hiệu quả, mà đáng lẽ ra những tệp này không cần tải những ký tự không cần thiết, điều này sẽ xảy ra 2 trường hợp một là làm chậm trang web của bạn và 2 là nó làm lãng phí nhiều tai nguyên từ những dữ liệu như:
Chặn phân cách
Ký tự không gian trắng
Ngắt dòng thụt lề
|
# Loại bỏ Query String trong WordPress |
|
function remove_cssjs_ver( $src ) { |
|
if( strpos( $src, '?ver=' ) ) |
|
$src = remove_query_arg( 'ver', $src ); |
|
return $src; |
|
} |
|
add_filter( 'style_loader_src', 'remove_cssjs_ver', 10, 2 ); |
|
add_filter( 'script_loader_src', 'remove_cssjs_ver', 10, 2 ); |
view rawfunctions.php hosted with ❤ by GitHub
Sử dụng tính năng Minifying
Để khắc phục vấn đề này bạn nên minifying để gỡ bỏ không gian từ các tệp tĩnh, cho phép các trình duyệt và các công cụ tìm kiếm xử lý nhanh hơn các tệp HTML, CSS và JavaScript. Thật may vì bạn không phải làm việc này chỉ cần sử dụng plugin WP Rocket.
Bằng cách truy cập vào Dashboad > Setting > WP Rocket
chuyển sang tab “Static Files” tìm đến mục “Minify files” chọn tất cả và click vào “Lưu lại” để hoàn tất quá trình.
n. Hoãn phân tích cú pháp của JavaScript
Tại sao chúng ta phải chì hoãn phân tích cú pháp của JavaScript? Bạn có thể hiều là thế này trì hoãn JavaScript là cách giảm thiểu số lượng JavaScript cần thiết để hiển thị ra trang và hoãn phân tích cú pháp của JavaScript khi không cần thiết cho đến khi cần thực hiện, sử dụng điều này sẽ giúp trang web của bạn chạy nhanh hơn.
Cách hoãn cú pháp JavaScript
Công việc này được thực hiện khá đơn giản bằng cách sử dụng plugin WP Rocket, hãy truy cập vào Dashboad > Setting > WP Rocket
chuyển sang tab “Static Files” tìm đến mục “Render-blocking CSS/JS” chọn tất cả và lưu lại.
Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng plugin Autoptimize để làm việc này một cách tương tự trong phần Settings » Autoptimize
.
Lưu ý: Bạn có thể hủy kích hoạt tính năng này nếu nhận thấy bất kỳ chức năng nào bị vỡ hay hỏng trực tiếp trên trang web của bạn.
o. Loại bỏ query string
Query string hay gọi là chuỗi truy vấn là một phương thức để hiển thị nội dung hoặc thông tin chi tiết về các phiên bản, chúng thường được sử dụng cho các tệp css và js, đối với các nhà phát triển sử dụng phương pháp này để cập nhật phiên bản mới ngay lập tức còn với người sử dụng việc này sẽ làm giảm hiệu nang trang website của bạn.
Khi chúng ta sử dụng chức năng nén trên máy chủ dịch vụ CDN, các tệp css và js sẽ được lưu vào dữ liệu tương tự như cache có khi đến vài tháng điều này sẽ làm khó khăn khi các nhà phát triển muốn cập nhật phiên bản mới cho đến khi các tệp tin kia hết hạn.
Hướng dẫn loại bỏ Query Sting
Để thực hiện việc này bạn có thể sử dụng plugin WP Rocket bằng cách truy cập vào Dashboad > Setting > WP Rocket
chuyển sang tab “Static Files” tìm đến mục “Remove query strings” chọn tất cả và lưu lại.
Loại bỏ Query Sting bằng các sử dụng code
Ngoài việc sử dụng WP Rocket cũng có rất nhiều cách khác trong đó việc sử dụng code trực tiếp, bạn sẽ không phải cài thêm bất kỳ plugin nào nữa, thực hiện việc này bằng cách chép toàn bộ mã code bên dưới rồi dán vào file functions.php trong thư mục child theme của bạn.
Ở đây tôi sử dụng theme của genesis thì đường dẫn mặc định sẽ là wp-content/themes/genesis-sample/functions.php
p. Tiết kiệm dung lượng SQL
Trong một thời gian dài sử dụng tệp database của bạn sẽ phát sinh ra rất nhiều rác điều này là do việc thực thi lệnh từ máy chủ gây lên, vì thế nếu không dọn dẹp nó thường xuyên có thể một ngày nào đó nó sẽ trở thành một đống rác thực sự vậy để khắc phục điều này bạn có thể cài đặt một số plugin chuyên dụng trong đó:
|
#disable hotlinking of images with forbidden or custom image option |
|
RewriteEngine on |
|
RewriteCond %{HTTP_REFERER} !^$ |
|
RewriteCond %{HTTP_REFERER} !^http(s)?://(www.)?sampres.com [NC] |
|
RewriteCond %{HTTP_REFERER} !^http(s)?://(www.)?google.com [NC] |
|
RewriteRule .(jpg|jpeg|png|gif)$ – [NC,F,L] |
view raw.htaccess hosted with ❤ by GitHub
Ngoài ra, mỗi lần bạn cài thêm 1 plugin nào đó nó sẽ tự động tạo thêm các dữ liệu cột trong table wp_options mà khi bạn gỡ plugin những dữ liệu này sẽ không bị xóa điều này sẽ khiến cho dữ liệu data của bạn ngàng càng nhiều để khắc phục bạn có thể sử dụng WP Options Editor để xóa các cột dữ liệu không còn sử dụng.
q. Ngăn chặn Hotlinking
Bạn đã chắc chắn rằng đã vô hiệu hóa tính năng hotlinking trên nội dung của bạn. Nếu không, về cơ bản “Hotlinking” hay còn gọi là leeching miễn phí truy cập vào băng thông của bạn. Các hình ảnh lớn nhiều người lấy sang trang web của họ và nhiều người truy cập sẽ tốn băng thông hơn, và chủ yếu được áp dụng cho hình ảnh, video hay tệp mp3 khiến bạn tốn thêm chi phí cho các máy chủ lưu trữ.
Hướng dẫn chặn hotlinking bằng file .htaccess
Bạn có thể ngăn chặn điều này bằng cách thêm mã sau đây vào tệp tin .htaccess
của bạn:
Lưu ý: Thay thế sampres.com thành tên địa chỉ trang web của bạn.
r. Sử dụng CloudFlare
Có thể bạn đã từng nghe nhiều về các dịch vụ CloudFlare nhưng chưa biết làm thế nào để cài đặt nó cho website của mình? Và giống như tôi đã đề cập trước đó, điều quan trọng là bạn phải lựa chọn một nhà cung cấp hosting đáng tin cậy và nhanh chóng, nhưng bạn cũng nên lưu ý rằng nó sẽ không giải quyết tất cả các vấn đề của bạn, vì vậy giải pháp tốt nhất là cài đặt dịch vụ CloudFlare.
CloudFlare là gì?
CloudFlare là một dịch vụ proxy trung gian cho website và điều phối lưu lượng truy cập thông qua lớp bảo vệ của CloudFlare. Vậy người dùng thay vì truy cập trực tiếp vào máy chủ thông qua địa chỉ máy chủ phân giải tên miền riêng thì chúng ta sẽ sử dụng máy chủ phân giải tên miền của CloudFlare và các khách truy cập sẽ phải đi qua máy chủ của CloudFlare để xem dữ liệu website thay vì xem trực tiếp.
Làm sao để cài CloudFlare?
Để bắt đầu với Cloudflare, bạn chỉ cần truy cập vào trang www.cloudflare.com và đăng ký cho mình một tài khoản. Sau đó, hệ thống sẽ hỏi bạn cần cài đặt cho trang web nào? Chỉ cần làm theo hướng dẫn của họ.
Sau khi đăng ký hoàn tất với Cloudflare, vào Setting > WP Rocket > CDN
và đánh dấu vào tab “Cloudflare” rồi lưu. Sau đó đi tới tab “Cloudflare” và cấu hình như dưới đây:
Lưu ý: Mỗi khi bạn sửa nội dung file css hay javascript, bạn nên kích hoạt chế độ “Development Mode” để nó không lưu cache các file tĩnh và như vậy bạn mới thấy sự thay đổi.
s. Sử dụng phiên bản PHP mới nhất (7.2)
PHP là ngôn ngữ lập trình mà WordPress sử dụng để chạy. Để đảm bảo rằng trang web của bạn hiệu quả nhất có thể, bạn cần phải cập nhật lên phiên bản mới nhất bất cứ khi nào nó được phát hành. Hiện tại, là phiên bản 7.1 vì vậy hãy chắc chắn để sử dụng nó.
Tại sao nên sử dụng PHP mới nhất?
Theo các bài kiểm tra được tiến hành bởi WPX , phiên bản PHP 7.1 cho hiệu xuất nhanh hơn gấp 150% so với phiên bản cũ PHP 5,6.
Dưới đây là cách kiểm tra PHP của bạn và nâng cấp nó nếu cần:
Tải về plugin Display PHP Version để xem phiên bản PHP nào bạn đang sử dụng.
Sử dụng PHP Compatibility Checker để kiểm tra xem theme và plugin của bạn có tương thích không?
Làm sao để nâng cấp lên PHP 7.1?
Để nâng cấp lên PHP 7.1 bạn chỉ cần truy cập vào Cpanel rồi tìm đến phần “Select PHP Version” .
Chọn phiên bản 7.1 và click vào nút “Set as Current“.
Thiết lập các Module giống hình bên dưới:
t. Fix các liên kết bị hỏng
Liên kết ngoài bị hỏng có thể không làm chậm trực tiếp trang web của bạn, nhưng chúng gây ra trải nghiệm người dùng không tốt. Tuy nhiên, các liên kết bị hỏng trong JavaScript, CSS và đường dẫn hình ảnh có thể sẽ khiến trang web của bạn chậm hơn một cách khó chịu.
Tôi sẽ không khuyên bạn nên cài đặt bất kỳ plugin WordPress nào để kiểm tra liên kết bị hỏng vì chúng có thể dẫn đến việc làm chậm trang web của bạn nhiều hơn. Thay vào đó, bạn nên sử dụng các công cụ như Sitebulb hoặc Screaming Frog SEO Spider. Nó cho bạn dùng thử miễn phí trong 2 tuần, đủ để bạn có thể hoàn thành công việc.
Lưu ý: Về lâu dài bạn sẽ cần sử dụng các công cụ này nhiều hơn để quản lý, vì tìm lỗi trên website của mình, hiện nay có khá nhiều bản crack của Screaming Frog SEO Spider để bạn trải nghiệm và nếu có điều kiện hãy mua phần mềm để ủng hộ tác giả nhé.
u. Tắt các tính năng WordPress mà bạn không cần
WordPress được trang bị một tấn các tính năng, một số tính năng này rất tuyệt vời, nhưng một số tính năng khác bạn sẽ chẳng bao giờ sử dụng đến, nhưng điều quan trọng là những tính năng này vẫn hoạt động song song điều này sẽ khiến tài nguyên máy chủ của bạn. Vậy để khắc phục điều này bạn chỉ cần sử dụng plugin WP Disable và tắt những tính năng không cần thiết.
Cách tắt chức năng không cần thiết wordpress
Lưu ý khi tắt tính năng wordpress
Emojis và Google Maps nên bị vô hiệu vì bạn không thực sự cần những tính năng này
Nếu bạn sử dụng nội dung và trình xây dựng trang bạn có thể vô hiệu hoá tự động lưu trong trình soạn thảo WordPress
Nếu bạn có nhận xét việc tải Gravatar có thể mất một chút thời gian bằng cách ẩn avatar trong phần bình luận bạn có thể thêm được chút tốc độ
v. Giảm yêu cầu HTTP bên ngoài đến mức tối thiểu
Bằng cách sử dụng nhiều plugin và theme WordPress sẽ giúp chúng tạo ra nhiều yêu cầu HTTP. Nếu điều đó đang xảy ra với các plugin của bạn thì trang của bạn sẽ gặp phải lỗi giảm tốc độ tải lớn, để khác phục điều này bạn có thể dễ dàng giảm các yêu cầu HTTP bên ngoài và giữ chúng ở mức tối thiểu bằng cách vô hiệu hóa những file mà không sử dụng.
Tuy nhiên bạn không thể loại bỏ hoàn toàn những vấn đề trên với các dịch vụ quan trọng như Google Analytics, Trình quản lý thẻ của Google, các tính năng từ Facebook. Do đó, hãy cân nhắc điều này một lần nữa, và nếu web của bạn tải dưới 2 giây, bạn đã thực hiện xuất sắc công việc của mình.
x. Tránh chuyển hướng trang đích
HTTP chuyển hướng từ URL này sang URL khác làm tăng thêm thời gian chờ đợi cho người dùng. Điều này hay mắc phải ở một số trang website hiện nay vậy để khắc phục điều này dưới đây là một vài mẹo nhỏ dành cho bạn.
Luôn sử dụng một phiên bản URL ưu thích ví dụ nếu bạn dùng phiên bản www thì đừng bắn liên kết từ những trang ngoài theo dạng http://
Hoặc các phiên bản http:// sẽ khác với https:// nhé vì no sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu xuất cũng như tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
Và nếu gần đây bạn đã cài đặt SSL, sau đó hãy sử dụng Really Simple SSL để chuyển hướng toàn bộ trang web của bạn sang https://
📚 Tham khảo: 1. Nội dung này là phần chuyên sâu, học viên chỉ cần xem để tham khảo. Chỉ khi làm theo sau khi đã hoàn thiện việc thiết kế bố cục trang home, logo, header, foooter, widget. 2. Nội dung khu vực này Brandee đã sử dụng lại của tác giả Hoàng Long vì nội dung chi tiết và khá đầy đủ. Bạn có thể xem trực tiếp phần này ở website của tác giá Hoàng Long (link) |
Phân tích Seo(Seo analysis): Sau khi bạn đã hoàn thành xong bài viết ở cuối bài viết sẽ có phần phân tích bài viết của bạn. Màu đỏ, vàng là những gợi ý bạn cần cải thiện, màu xanh tức là bạn đã tối ưu phần đó đến mức tốt nhất rồi nên không cần phải chỉnh sửa thêm phần đó.
Phân tích khả năng dễ đọc(Readability analysis): Tính năng này phân tích khả năng bài viết của bạn có dễ đọc hay không, vì mình viết 3-4 dòng thì mới cách đoạn nên không cần phải phần tích nhiều.
Nội dung quan trọng(Cornerstone content): Tính năng này cho phép bạn đánh dấu những nội dung quan trọng của post/page.
Bộ đếm các liên kết(Text Link Counter): Đếm các liên kết nội bộ trong post/page.
Sơ đồ trong XML(XML Sitemap): Thêm XML để lập chỉ mục tìm kiếm website trên các bộ máy tìm kiếm như google, bing,…
Tích hợp Ryle(Ryle intergration): Tính năng này giúp phát hiện website của bạn có nằm trong chỉ mục của google hay không.
Danh mục thanh quản trị(Admin bar menu): Hiển thị menu của Yoast ở trang quản trị.
Bảo mật không thiết lập nâng cao cho tác giả(Security: No advanced setting for author): Tính năng này giúp ngăn ngừa tác giả tự ý gỡ bài viết của bạn ra khỏi kết quả tìm kiếm.
Hiển thị bài viết trong kết quả tìm kiếm: Bạn chọn có để hiển thị bài viết trên kết quả tìm kiếm.
Hiển thị ngày đăng: Bạn chọn Hiện để hiển thị ngày đăng cho bài viết, đọc giả có xu hướng đọc những bài viết mới nhất từ đó tăng lượng truy cập cho website.
Hiển thị Yoast Seo trên Meta Box: Hiển thị mô tả của bài viết dưới tiêu đề.
Tiêu đề Seo: Tiêu đề + Dấu phân cách + Tiêu đề website,Ví dụ: Hướng dẫn cài đặt Plugin Yoast Seo(tiêu đề) -(dấu phân cách) bloghoanglong(tiêu đề website).
Thẻ mô tả: Để tự động hiển thị mô tả bạn nhập %tóm tắt(%excerpt).
Hiển thị chuyên mục trong kết quả tìm kiếm: Nếu bạn muốn hiển thị thì bạn nên đầu tư nội dung cho phần chuyên mục để tránh bị google đánh dấu là nội dung chuyên mục bị trống.
Phần tiêu đề seo bạn để theo cấu trúc tên danh mục + dấu phân cách + tiêu đề website.
Thẻ mô tả bạn để tự động hiện tóm tắt.
📚 Lưu ý: 1. Nội dung này là phần chuyên sâu, học viên chỉ cần xem để tham khảo. Chỉ khi làm theo sau khi đã hoàn thiện việc thiết kế bố cục trang home, logo, header, foooter, widget. 2. Nội dung khu vực này Brandee đã sử dụng lại của tác giả Wpcanban vì nội dung chi tiết và khá đầy đủ. Bạn có thể xem trực tiếp phần này ở website của tác giá Wpcanban (link) |
y. Giữ trang WordPress luôn được cập nhật
Có một lý do nào đó khiến bạn phải tắt thông báo cập nhật trên wordpress? Mỗi lần như vậy, Hệ thống cập nhật của WordPress và các plugin sẽ không nhận được các bản cập nhật mới trong tương lai, điều này sẽ ảnh hưởng trục tiếp đến hiệu xuất trang web của bạn.
Vì sao?
Đa số các bản cập nhật này được thiết kế để sửa lỗi, tăng cường tính bảo mật và nâng cao chức năng và cải thiện hiệu xuất. Vì vậy bất cứ khi nào có bản cập nhật mới được phát hành, bạn nên cập nhật cho trang web của mình. Nếu không, các plugin và trang web của bạn sẽ trở nên chậm chạp và bạn cũng có thể bị đe dọa bởi các vấn đề an ninh.
17. Cài và sử dụng Yoast SEO
Chào bạn, ở bài viết này mình sẽ hướng dẫn bạn cài đặt và sử dụng plugin Yoast-SEO
(Plugin giúp thiết lập website chuẩn SEO và hỗ trợ tạo bài viết của bạn đạt tiêu chí SEO lên top google).
Để cài đặt Plugin bạn vào phần Plugin => Thêm mới => Nhập tên plugin => Cài đặt và kích hoạt.
Sau khi cài đặt xong bạn sẽ thấy mục Seo ở phía bên trái, bước tiếp theo là thiết lập cho Yoast-SEO.
Tổng quan(Dashbard)
Ở phần tổng quan(Dashboard) măc định sau khi cài đặt xong sẽ không có thông báo nào hiện lên.
Tính năng(Feature)
Sau khi đã thiết lập xong bạn nhấn Save Changes để lưu lại.
Webmaster Tools
Để thêm website vào Google bạn click vào đường dẫn Google Search Console và tạo tài khoản Search Console mới. Lúc này bạn đăng nhập vào Gmail, website và lấy code xác nhận dành riêng cho web của bạn.
Bạn click vào HTML tag sẽ hiện lên mã dòng chữ màu xám, lúc này đoạn code màu đỏ là đoạn code bạn cần lấy.
Để lấy code đầu tiên bạn copy nguyên dòng chữ màu xám rồi copy vào ô xác nhận. Sau đó bạn lấy đoạn code nằm trong dấu “” và click vào nút lưu thay đổi.
Lúc này bạn vào lại trang webmaster central và Verify.
Sau khi Verify xong bạn sẽ nhận được thông báo thêm website vào webmaster tools thành công.
Hiển thị khi tìm kiếm(Search Appearance)
Tổng quan(General)
Ở phần này ta chỉ cần cài đặt dấu cách cho tiêu đề bài viết và tiêu đề của website.
Ví dụ: Hướng dẫn cách cài đặt plugin YoastSeo – Blog Hoàng Long.
Cuối cùng bạn nhấn vào nút lưu thay đổi.
Loại nội dung(Content Types)
Ở phần Trang(Page) bạn để mặc định như trên chỉ khác bài viết ở phần hiển thị ngày đăng vì trang không cần thiết phải hiển thị ngày đăng. Sau đó bạn nhấn vào nút Lưu thay đổi.
Media
Ở phần Media, khi bạn upload ảnh lên, wordpress sẽ tự động tạo ra những đường link xấu từ đó không mang lại giá trị cho đọc giả, bạn chọn có để đưa link ảnh về chính đường dẫn gốc. Sau đó bạn nhấn vào nút lưu thay đổi.
Nguyên Tắc Phân Loại(Taxonomies)
Ở phần Tag bạn để giống như chuyên mục, chỉ khác ở phần hiển thị thẻ trong kết quả tìm kiếm vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả Seo của bạn.
Ở phần định dạng bạn vô hiệu hóa đi để không hiện ra những thành phần hiển thị trên bộ máy tìm kiếm không đáng có(tag, format,…)
Để Seo hiệu quả hơn ta bỏ đường dẫn của danh mục đi. Sau đó bạn nhấn vào nút lưu thay đổi.
Lưu trữ(Archives)
Ở phần thiết lập lưu trữ theo tác giả nếu bạn làm website thương hiệu thì có thể tắc vô hiệu hóa hoặc nếu bạn làm blog cá nhân thì có thể kích hoạt để cài đặt và tối ưu trên google.
Ở mục thiết lập lưu trữ theo thời gian bạn vô hiệu hóa đi để nó không hiện trên kết quả tìm kiếm của google. Sau đó bạn nhấn vào nút lưu thay đổi.
Đường dẫn(BreadCums)
Bạn có thể hiểu đây là đường dẫn cho biết bạn đang ở vị trí nào trong bài viết.
Để google hiểu hơn về cấu trúc website bạn nên bật breadcrums lên để tăng khả năng xuất hiện trên top google vì phù hợp với từ khóa mà người dùng nhập vào.
RSS
Để hiển thị trên RSS tốt nhất bạn làm theo cấu trúc như thế này và không cần quan tâm nhiều đến RSS. Sau đó bạn nhấn vào nút lưu thay đổi.
Search Console
Để phát hiện lỗi trong website bạn click vào lấy mã Google Authorization.
Lúc này sẽ hiện ra thông báo cho phép Yoast Seo truy cập vào tài khoản của bạn để xem và quản lý dữ liệu Search Consolecho các trang web mà bạn đã xác minh. Bạn nhấn vào cho phép.
Bạn click vào biểu tượng copy để sao chép mã xác thực.
Bạn dán mã xác thực vào khung màu đỏ và nhấn vào nút xác thực.
Mạng xã hội(Social)
Ở phần này bạn điền link các mạng xã hội mà bạn đang sử dụng từ đó Yoast Seo có thể giúp bạn tối ưu cho bài viết và website của bạn. Sau cùng bạn nhấn vào nút lưu thay đổi.
Ở phần Facebook bạn tải ảnh mặc định lên để khi bài viết hoặc trang của bạn quên để ảnh thì sẽ lấy ảnh này làm ảnhthumbnail.
Vậy là mình đã hoàn tất hướng dẫn cài đặt cho plugin Yoast SEO. Nếu bạn có thắc mắc hãy comment mình sẽ hỗ trợ.
Chúc bạn thành công!
18. Viết bài đạt chuẩn Yoast SEO
Yoast SEO (tên gọi trước đây là WordPress SEO by Yoast), không còn nghi ngờ gì nữa, là plugin hỗ trợ SEO được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trên nền tảng WordPress. Sở dĩ Yoast SEO được sử dụng rộng rãi đến vậy là nhờ những tính năng vượt trội cũng như hiệu quả thật sự mà nó mang lại. Nếu biết cách tận dụng những lợi thế của plugin này, bạn hoàn toàn có thể đưa blog/ website của mình lên top Google một cách dễ dàng. Điều tuyệt vời hơn là Yoast SEO hoàn toàn miễn phí.
Việc cài đặt và cấu hình plugin Yoast SEO, tôi đã giới thiệu chi tiết đến các bạn trong serie WordPress căn bản dành cho người mới bắt đầu. Còn trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn cách làm thế nào để viết bài chuẩn SEO với plugin Yoast SEO. Bạn đã sẵn sàng? Chúng ta hãy cùng bắt đầu.
Hướng dẫn viết bài chuẩn SEO với Yoast SEO
Bước 01: Trước tiên, các bạn cần phải cài đặt và kích hoạt plugin Yoast SEO (tên gọi trước đây là WordPress SEO by Yoast). Các thao tác hoàn toàn giống như cách cài đặt một plugin thông thường.
Bước 02: Hãy tạm thời quên đi những thiết lập của nó, mở một bài viết mà bạn đã đăng ra hoặc tạo một bài viết mới. Bạn sẽ thấy có thêm khung Yoast SEO bên dưới trình soạn thảo bài viết (phía dưới bài mà bạn đang biên tập), trông như thế này:
Lưu ý: Nếu không thấy khung này, các bạn có thể click vào nút Screen Options (góc trên bên phải màn hình) sau đó tick vào mục Yoast SEO.
Bước 03: Bây giờ, hãy nghĩ từ khóa mà bạn muốn SEO, sau đó đặt tiêu đề bài viết có chứa từ khóa đó. Ví dụ, tôi muốn SEO từ khóa “viết bài chuẩn SEO“, tôi có thể đặt tiêu đề bài viết là “Hướng dẫn viết bài chuẩn SEO với plugin Yoast SEO”. Link của bài viết sẽ tự động được tạo ở dạng tiếng Việt không dấu (đừng cố sửa nó thành tiếng Việt có dấu) và có chứa luôn từ khóa cần SEO. Tiêu đề này được sử dụng để hiển thị trên blog/ website của bạn.
Các bạn có thể sửa lại permalink theo ý muốn bằng cách click vào nút Edit. Tuy nhiên, permalink cũng cần phải chứa từ khóa cần SEO.
Bước 04: Tiếp theo, hãy nhìn xuống khung Yoast SEO ở bên dưới khung soạn thảo. Có 3 việc mà bạn cần phải làm ở đây:
Focus Keyword: chính là từ khóa mà bạn muốn SEO, hãy nhập nó vào mục này.
SEO title: tiêu đề này sẽ được hiển thị trên kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm như Google hay Bing. Bạn có thể sửa cho nó khác so với tiêu đề hiển thị trên blog/ website (bước 3) hoặc giữ nguyên. Nhưng điều quan trọng là tiêu đề này cũng phải có chứa từ khóa cần SEO. Tiêu đề SEO nên có độ dài từ 40 đến 70 ký tự (kể cả dấu cách). Các bạn đặt làm sao cho thanh đo số lượng ký tự của Yoast SEO hiển thị màu xanh là được.
Meta description: phần mô tả ngắn cho nội dung bài viết và sẽ được hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Google. Phần này có độ dài tối thiểu là 156 ký tự, tối đa là 300 ký tự (kể cả dấu cách) và phải có chứa từ khóa cần SEO. Các bạn đặt làm sao cho thanh đo số lượng ký tự của Yoast SEO hiển thị màu xanh là được.
📚 Lưu ý: Nội dung này là phần chuyên sâu, học viên chỉ cần xem để tham khảo. Chỉ khi làm theo sau khi đã hoàn thiện việc thiết kế bố cục trang home, logo, header, foooter, widget. |
Từ khóa cần SEO cũng ít nhất phải xuất hiện 1 lần trong nội dung của bài viết, đặc biệt là trong đoạn văn bản đầu tiên. Nó xuất hiện càng nhiều càng tốt, tất nhiên là không phải theo kiểu nhồi nhét từ khóa mà phải hoàn toàn tự nhiên. Mật độ từ khóa tốt nhất nên nằm trong khoảng 0.5% đến 1%.
Bước 05: Các bạn có thể kéo xuống mục Analysis để xem thêm các việc cần phải làm để có một bài viết chuẩn SEO:
Tuy nhiên, theo ý kiến của tôi, các bạn chỉ cần thực hiện tốt các bước 3 và 4, kết hợp với việc soạn thảo nội dung bài viết dài ít nhất 300 ký tự (càng nhiều càng tốt) là hoàn toàn có thể có được một bài viết chuẩn SEO rồi.
Từ khóa cần SEO cũng nên được chèn vào tên và alt-text của hình ảnh trong bài viết, ở định dạng tiếng Việt không dấu. Tôi thường đặt tên cho hình ảnh cover (ở đầu bài viết) giống hoàn toàn với permalink, chẳng hạn như “huong-dan-viet-bai-chuan-seo-voi-plugin-yoast-seo.jpg”. Tham khảo bài viết “Cách tối ưu hóa hình ảnh trong WordPress để tốt cho SEO” để biết thêm chi tiết.
Sau khi hoàn tất, các bạn có thể kiểm tra xem bài viết đã chuẩn SEO chưa bằng cách nhìn vào khung Publish.
19. Thiết lập bài viết (post)
19.1. Trang cài đặt bài viết chung
Chỉnh sửa Trang Đăng> Jannah Setting > General.
Danh mục chính - Nếu bài đăng có nhiều danh mục, danh mục được chọn ở đây sẽ được sử dụng cho cài đặt và nó xuất hiện trong nhãn danh mục.
Xu hướng Bài viết - thêm biểu tượng xu hướng vào bài đăng, nó sẽ trông như sau:
tượng xu hướng trong Tin tức khối
Biểu tượng xu hướng trên trang bài viết đơn
Biểu tượng xu hướng trên thanh trượt
tượng xu hướng trên hộp tiêu đề lớp phủ
Lượt xem bài viết - trường này cho phép bạn kiểm soát số lượt xem bài đăng.
Định dạng bài đăng - mỗi định dạng bài đăng có một bài viết:
19.2. Cài đặt bố cục bài viết
Bố cục trang - Điều khiển bố cục trang bài đăng đơn ( Mặc định sẽ kế thừa từ danh mục bài đăng chính và nếu nó cũng được đặt thành Mặc định , thì sẽ kế thừa từ các tùy chọn chủ đề)
Bố cục bài - (Mẫu bài)
Bố cục bài # 4 / # 5 / # 8
Nền khu vực tính năng - bạn có thể sử dụng hình ảnh nổi bật làm nền cho khu vực nổi bật hoặc tải lên hình ảnh mới.
19.3. Cài đặt Logo riêng cho bài viết
Bạn
Có thể chỉ định logo tùy chỉnh cho từng trang bài đăng, cùng cài đặt với cài đặt logo của trang chính tại các tùy chọn chủ đề.
19.4. Cài đặt sidebar ( Cột bên phải bài viết)
Vị trí thanh bên - chọn vị trí thanh bên trái, phải, không có thanh bên hoặc bố trí một cột.
Thanh bên dính - dính thanh bên của trang bài đăng hoặc không.
Thanh bên tùy chỉnh - chọn một thanh bên tùy chỉnh mà bạn đã tạo trước đó tại Quản trị viên WP → Jannah → Tùy chọn chủ đề → Cài đặt thanh bên
19.5. Cài đặt kiểu bài viết
Bạn có thể kiểm soát Màu trang chính, nền trang (màu / độ dốc / mẫu / hình ảnh), thêm một lớp chấm / ánh sáng phía trên nền hoặc thêm CSS tùy chỉnh. Các tùy chọn này đã thảo luận trước tại Tùy chọn chủ đề> Nền trang web .
19.6. Cài đặt menu chính cho bài viết
Bạn có thể chỉ định một menu chính tùy chỉnh cho mỗi trang bài đăng, thiết lập một menu mới và chọn nó ở đây.
19.7. Cài đặt quảng cáo trong bài viết
Ẩn biểu ngữ trên - nếu bạn thêm biểu ngữ Trên vào bài đăng ở tất cả các trang từ Tùy chọn chủ đề Jannah và muốn ẩn biểu ngữ này trong một bài đăng cụ thể, hãy kiểm tra tùy chọn.
Biểu ngữ trên tùy chỉnh - nếu bạn muốn thêm một biểu ngữ cụ thể vào bài đăng, hãy đặt mã tùy chỉnh biểu ngữ ở đây, ẩn Biểu ngữ trên hoặc không, biểu ngữ Trên tùy chỉnh sẽ ghi đè biểu ngữ cho tất cả các trang.
Ngoài ra, bạn có thể kiểm soát các biểu ngữ khác trên trang bài viết, Biểu ngữ bên dưới , Biểu ngữ nội dung bên trên , Biểu ngữ nội dung bên dưới.
19.8. Cài đặt thành phần bài viết
Bạn có thể kiểm soát các thành phần bài đăng, hiển thị hoặc ẩn từng người trong số họ, Danh mục, Thẻ, Siêu dữ liệu bài đăng, Hộp Tác giả bài đăng, Bài đăng tiếp theo / Bản tin, Bài viết liên quan, Hộp kiểm tra bay và Nút trên / Dưới chia sẻ bài đăng.
19.9. Cài đặt nội dung nổi bật trong bài viết
Thêm văn bản tùy chỉnh trong lĩnh vực này.
Nhấn nút Thêm để thêm mục mới bên dưới.
Các mục mà bạn đã thêm trước đó.
Xóa bất kỳ mục nào bằng cách nhấp vào biểu tượng này.
19.10. Cài đặt nguồn tin và trích dẫn nguồn
Thêm tên nguồn .
Thêm liên kết nguồn .
Các mặt hàng được thêm vào trước.
Xóa bất kỳ mục nào bằng cách nhấp vào biểu tượng này.
Qua - chẳng hạn như Nguồn, thêm tên Via và Liên kết và nhấn nút Thêm để thêm mục qua.
Cập nhật lần cuối vào ngày 19 tháng 3 năm 2018
19.11. Định dạng bài đăng
Định dạng bài đăng theo tiêu chuẩn
Từ " Chỉnh sửa trang bài đăng> Hộp cài đặt Jannah> Chung"
Chọn định dạng bài đăng hình ảnh, khi bạn chọn định dạng bài đăng, các tùy chọn liên quan sẽ xuất hiện bên dưới nó.
Hiển thị hình ảnh đặc trưng:
Mặc định - nó sẽ kế thừa giá trị từ danh mục mẹ của nó.
Có - hiển thị hình ảnh nổi bật ở trên của nội dung bài viết.
Không - ẩn hình ảnh đặc trưng của
Chú thích:
Nếu giá trị của bất kỳ tùy chọn nào ở trên được đặt thành Mặc định , điều đó có nghĩa là nó sẽ kế thừa giá trị từ danh mục bài đăng chính. Và nếu tùy chọn trong tùy chọn danh mục bài đăng chính cũng được đặt thành Mặc định , nó sẽ kế thừa giá trị của nó từ bảng Tùy chọn chủ đề.
Tất cả tùy chọn trong hộp này là tùy chọn cấp cao, các tùy chọn khác (tùy chọn danh mục - tùy chọn chủ đề) sẽ không ghi đè lên tất cả.
Định dạng bài đăng hình ảnh
Từ " Chỉnh sửa trang bài đăng> Hộp cài đặt Jannah> Chung"
Chọn định dạng bài đăng hình ảnh , khi bạn chọn định dạng bài đăng, các tùy chọn liên quan sẽ xuất hiện bên dưới nó.
Hình ảnh nổi bật chưa cắt:
Mặc định - sẽ kế thừa từ danh mục bài đăng chính và nếu nó cũng được đặt thành Mặc định, thì sẽ kế thừa từ các tùy chọn chủ đề.
Có - Hủy hình ảnh nổi bật.
Không - Cắt hình ảnh đặc trưng.
Hộp đèn hình ảnh nổi bật:
Mặc định - sẽ kế thừa từ danh mục bài đăng chính và nếu nó cũng được đặt thành Mặc định, thì sẽ kế thừa từ các tùy chọn chủ đề.
Có - mở hình ảnh nổi bật trong hộp đèn khi nhấp vào nó.
Không - không mở hình ảnh nổi bật trong hộp đèn.
Định dạng bài đăng video
Từ " Chỉnh sửa trang bài đăng> Hộp cài đặt Jannah> Chung"
Chọn định dạng bài đăng Video , khi bạn chọn định dạng bài đăng, các tùy chọn liên quan sẽ xuất hiện bên dưới định dạng bài đăng đó.
Mã nhúng - qua mã nhúng video.
Video tự lưu trữ - tải lên video qua phương tiện trên trang web của bạn hoặc trong bất kỳ máy chủ nào khác và dán URL video vào trường đầu vào này, Điều này sẽ ghi đè Mã nhúng.
URL video - Jannah hỗ trợ các trang web chia sẻ video lớn như Youtube, Vimeo, DailyMotion, Facebook, Twitter, Viddler, Quik, Hulu, FunnyOrDie, WordPress.tv và blip.tv. Chỉ cần sao chép URL video và dán nó vào trường này. Tùy chọn này sẽ ghi đè Video Tự lưu trữ.
Định dạng bài đăng là âm thanh
Từ " Chỉnh sửa trang bài đăng> Hộp cài đặt Jannah> Chung"
Chọn định dạng bài đăng Âm thanh , khi bạn chọn định dạng bài đăng, các tùy chọn liên quan sẽ xuất hiện bên dưới định dạng bài đăng đó.
Mã nhúng - qua mã nhúng âm thanh từ SoundCloud hoặc các trang web chia sẻ âm thanh khác.
Âm thanh tự lưu trữ - tải lên âm thanh (MP3 / MP4 / OGA) qua phương tiện trên trang web của bạn hoặc trong bất kỳ máy chủ nào khác và dán URL âm thanh vào trường đầu vào này, Điều này sẽ ghi đè Mã nhúng.
URL SoundCloud - dán URL SoundCloud. Trường này sẽ ghi đè các trường tự lưu trữ.
Định dạng bài đăng kiểu slide
Từ " Chỉnh sửa trang bài đăng> Hộp cài đặt Jannah> Chung"
Chọn định dạng bài đăng Slider , khi bạn chọn định dạng bài đăng, các tùy chọn liên quan sẽ xuất hiện bên dưới định dạng bài đăng.
Thêm hình ảnh - bấm vào nút này để thêm một hình ảnh mới từ thư viện.
Đã thêm khu vực hình ảnh - tất cả các hình ảnh mà bạn thêm sẽ xuất hiện trong khu vực này.
Xóa biểu tượng - nhấp vào biểu tượng nhỏ màu đỏ để xóa một trong các hình ảnh đã thêm khỏi thanh trượt.
Thanh trượt tùy chỉnh - hoặc thay vì thêm hình ảnh vào thanh trượt, bạn có thể chọn một trong các thanh trượt mà bạn đã tạo trước đó. Thêm thanh trượt tùy chỉnh mới
Định dạng bài đăng bản đồ
Từ " Chỉnh sửa trang bài đăng> Hộp cài đặt Jannah> Chung"
Chọn định dạng bài đăng trên Bản đồ , khi bạn chọn định dạng bài đăng, các tùy chọn liên quan sẽ xuất hiện bên dưới định dạng bài đăng đó.
URL Google Maps - lấy URL bản đồ và dán vào đây. Cách lấy URL bản đồ google
📚 Tham khảo: 1. Nội dung này là phần chuyên sâu, học viên chỉ cần xem để tham khảo. Chỉ khi làm theo sau khi đã hoàn thiện việc thiết kế bố cục trang home, logo, header, foooter, widget. 2. Nội dung khu vực này Brandee đã sử dụng lại của tác giả Thạch Phạm vì nội dung chi tiết và khá đầy đủ. Bạn có thể xem trực tiếp phần này ở website của tác giá Thạch Phạm (link) |
|
20. Cài đặt: Hướng dẫn thiết lập
Khu vực Cài đặt (Setting) trong wordpress là khu vực mà chúng ta sẽ cấu hình các chức năng cơ bản của wordpress. Khu vực này cũng có thể quản lý một số plugin đã cài giúp bạn có thể vào từng plugin để thiết lập các chức năng một cách dễ dàng.
Khu vực Setting của trang web gồm có 6 phần cơ bản: General, Writing, Reading, Dicussion, Media, Permalink. Giờ chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết xem chúng có những tác dụng gì nhé:
1. General
Mục General setting sẽ có các phần thiết lập cơ bản cho trang web như dưới đây.
Tiêu đề trang (Site Title): Bạn đặt tên cho website, sau khi đặt tên thì tên này sẽ hiển thị trên tiêu đề website.
Tagline: là phần mô tả website.
WordPress Address (URL): Địa chỉ của website của bạn.
Site Address (URL): Địa chỉ của website trang chủ của bạn, thường là giống với địa chỉ website của bạn.
E-mail Address: Địa chỉ email của người quản trị website (của bạn).
Membership: Nếu đánh dấu vào mục Anyone can register, khách có thể tự đăng ký tài khoản người dùng trên website của bạn tại địa chỉ http://domain/wp-login.php?action=register.
New User Default Role: Những người dùng mới đăng ký sẽ được đưa vào mặc định khi họ đăng ký xong.
Site Language: Ngôn ngữ mà bạn muốn dùng trên website, hiện tại chưa có tiếng Việt trong đây.
Timezone: Múi giờ mà bạn muốn sử dụng trên website, chúng ta thiết lập múi giờ Việt Nam là GMT + 7.
Date Format: Định dạng ngày tháng năm trên website.
Time Format: Định dạng thời gian trên website.
Week Start On: Ngày bắt đầu của tuần, bạn chọn Monday nhé.
2. Writing
|
Default Post Category: Đây là phần thiết lập Category (hay còn gọi là chuyên mục) mặc định của một bài Post nếu bạn chưa chọn category khi đăng bài.
Default Post Format: Loại định dạng post đăng bài nếu bạn chưa chọn loại định dạng khác, thường nên chọn "Standard".
Post via e-mail: Đây là tính năng đăng bài thông qua e-mail.
Update Service: Các dịch vụ cập nhật trang web mà bạn muốn WordPress tự động gửi tín hiệu cập nhật khi có bài mới.
3. Reading
|
Front page displays: Đây là mục tuỳ chọn hiển thị trang chủ, bạn có thể lựa chọn cách hiển thị trang chủ chỉ với các bài post mới nhất (your latest post) hoặc tự lựa chọn một trang tĩnh (a static page) để hiển thị ra ngoài trang chủ, bạn nên lựa chọn "a static page" nhé, rồi chọn 1 trang chủ (ở phần front page) cho website mình để tuỳ biến trang chủ một cách hệ thống và tiện lợi.
Blog pages show at most: Số lượng post hiển thị ngoài trang. Trang blog có thể được hiểu là một trang hiển thị danh sách các post mới nhất trên website.
Syndication feeds show the most recent: Số lượng post mới được hiển thị tại trang RSS Feed của website (http://domain/feed). (RSS Feed giúp người đọc có thể đọc được những tin tức mới nhất từ trên website mà không cần trực tiếp vào website đó)
For each article in a feed, show:
Full text: hiển thị nội dung trên RSS Feed với toàn nội dung.
Summary: hiển thị nội dung trên RSS Feed với bản rút gọn.
Search Engine Visibility: Bạn KHÔNG NÊN đánh dấu vào phần này. Nếu bạn đánh dấu vào phần này, các bot của các cỗ máy tìm kiếm (Google, Bing, Yahoo...) không thể đánh chỉ mục nội dung của bạn, khiến website của bạn không hiển thị trên kết quả tìm kiếm.
Sau khi thiết lập xong thì bạn nhớ "Save change" lại nha.
4. Dicussion
|
Default article settings: Thiết lập liên quan đến bật tính năng liên quan tới bình luận ở dạng mặc định. Các thiết lập này có thể được sửa lại ở từng bài post/page riêng lẻ.
Attempt to notify any blogs linked to from the article: Gửi thông báo đến các website mà bạn đã gắn liên kết trong post/page để họ chấp thuận đặt cho bạn một liên kết trỏ về website thông qua tính năng pingbacks.
Allow link notifications from other blogs (pingbacks and trackbacks): Cho phép nhận thông báo pingbacks hoặc trackbacks từ một website khác.
Allow people to post comments on new articles: Cho phép khách truy cập đăng bình luận ở các post/page mới.
Other comment settings: Thiết lập liên quan tới việc gửi bình luận.
Comment author must fill out name and e-mail: Người gửi bình luận phải khai báo tên và địa chỉ email.
Users must be registered and logged in to comment: Khách truy cập phải đăng nhập vào website mới được gửi bình luận.
Automatically close comments on articles older than [14] days: Cho phép tự đóng bình luận của post/page nếu nó đã cũ hơn [14] ngày.
Enabled threaded (nested) comments x levels deep: Cho phép phân thứ cấp bình luận và sử dụng x tầng thứ cấp (áp dụng cho chức năng Reply).
Break comments into pages with [50] top level comments per page and the last page displayed by default: Tự động phân trang của post/page nếu nó có hơn [50] bình luận và hiển thị theo thứ tự trang đầu/trang cuối.
Comments should be displayed with the [older/newer] comments at the top for each page: Thứ tự bình luận sẽ hiển thị theo mới nhất/cũ nhất.
E-mail me whenever: Thiết lập nhận e-mail thông báo về bình luận.
Anyone posts a comment: Người quản trị sẽ nhận email khi người truy cập gửi bình luận.
A comments is held for moderation: Nhận email thông báo khi có bình luận đang chờ duyệt.
Before a comment appears: Thiết lập trước khi bình luận được hiển thị lên website.
Comment must be manually approved: Bình luận phải được chờ duyệt mới được hiển thị.
Comment author must have a previously approved comment: Bình luận sẽ hiển thị nếu người đó đã có một bình luận trước được duyệt.
|
Comment moderation: Tự động đưa bình luận vào trạng thái chờ duyệt nếu bình luận đó chứa từ khóa, liên kết, email hoặc địa chỉ IP có trong danh sách này. Mỗi quy tắc chặn đều phải được đặt ở một dòng riêng.
Comment Blacklist: Các từ cấm bình luận. Mỗi từ cấm sẽ được khai báo bằng một dòng. Và các từ cấm bình luận này sẽ không được hiển thị và bị báo cáo là spam.
Avatars: Tùy chọn hiển thị ảnh avatar của người gửi bình luận.
Avatar Display: Chọn nếu bạn muốn hiển thị ảnh avatar ở bình luận.
Maximum Rating: Thể loại avatar tối đa được phép hiển thị trên website.
Default Avatar: Ảnh avatar mặc định nếu người dùng chưa thiết lập Gravatar.
|
5. Media
Các thiết lập trong đây sẽ quy định kích thước của hình ảnh trong thư viện khi bạn up ảnh lên website.
Image sizes: Các thiết lập này sẽ xác định kích thước ảnh mặc định khi upload một tấm ảnh lên thư viện ảnh của trang web bạn.
Thumbnail size: Kích thước ảnh loại thumbnail (kích thước thu nhỏ).
Crop thumbnail to exact dimensions: Tạo ảnh thumbnail bằng cách cắt ảnh gốc ra với kích thước giống chính xác so với thiết lập.
Medium size (kích thước trung bình): Kích thước ảnh loại trung bình.
Large size: Kích thước ảnh lớn
Uploading Files: Thiết lập upload các tập tin.
Organize my uploads into month- and year-based folder: Có chức năng tự động đưa các tập tin được upload lên vào thư mục với cấu trúc ngày tháng so với thời gian upload.
|
6. Permalink
Permalink trong website là nơi thiết lập đường dẫn tĩnh cho toàn bộ trang web thay vì sử dụng cấu trúc đường dẫn động. Đường dẫn tĩnh có nghĩa là địa chỉ post, page, category, tag,…của bạn sẽ được biểu diễn bằng một tên cụ thể. Bạn nên thiết lập như dưới đây nhé.
Common Settings: Các thiết lập thông dụng.
Plain: Cấu trúc đường dẫn mặc định, cấu trúc này thường không thân thiện với người dùng lẫn bot, vì khi nhìn vào đường dẫn chúng ta không thể xác định là chủ đề gì.
Day and name: URL hiển thị ngày tháng đăng post và tên post.
Month and name: URL hiển thị tháng, năm và tên post.
Numeric: Kiểu hiển thị ID của post.
Post name: Hiển thị tên post trên đường dẫn
Custom Structure: Tùy chỉnh cấu trúc đường dẫn tùy ý.
Optional: Các thiết lập tùy chọn không bắt buộc.
Category base (Chuyên mục): Tên URL mẹ của các đường dẫn tới trang category. Bạn điền “chuyen-muc” vào đây.
Tag base (thẻ): Tên URL mẹ của đường dẫn tới các trang tag. Bạn điền “the” vào đây.
📚 Lưu ý: Nội dung này là phần chuyên sâu, học viên chỉ cần xem để tham khảo. Chỉ khi làm theo sau khi đã hoàn thiện việc thiết kế bố cục trang home, logo, header, foooter, widget. |
Và chúng ta đã đi qua những phần cơ bản trong thiết lập setting rồi các bạn nhé.
Bạn có thể xem hướng dẫn chi tiết của Thạch Phạm tại đây: HƯỚNG DẪN
21. Thư viện: cách dùng đúng
Library là thư viện chứa tất cả các hình ảnh trên trang web của bạn. Nó cho phép bạn chỉnh sửa kích thước hình ảnh, tên và alt text của hình ảnh trước khi public ra website. Khi bạn upload ảnh trực tiếp lên tại đây hoặc là upload ảnh trong các bài post, page, thì các hình ảnh cũng sẽ đều được lưu tại Library này.
Trong phần thư viện ảnh này sẽ có 2 phần chủ yếu đó là "library" và "add new".
Library: là thư viện sẽ chưa các ảnh được upload lên website
Add new: có chức năng up ảnh lên website
|
|
📚 Tham khảo: Nội dung khu vực này Brandee đã sử dụng lại của tác giả Soka vì nội dung chi tiết và khá đầy đủ. Bạn có thể xem trực tiếp phần này ở website của tác giá Hostinger (link) |
Giới thiệu
Nếu bạn muốn website thành công, điều tối quan trọng là bạn cần biết khách hàng của mình muốn gì từ website của bạn. Cách tốt nhất để làm việc này là phân tích truy cập. Google Analytics có thể hoàn toàn làm được việc này. Bằng cách phân tích thống kê, bạn có thể lên kế hoạch và tạo nội dung tốt hơn cho người đọc của bạn. Bài hướng dẫn này sẽ chỉ bạn cách đăng ký và chèn code Google Analytics vào WordPress website của bạn.
Tại sao bạn cần chèn code Google Analytics vào WordPress?
Mọi việc sẽ rất dễ dàng nếu bạn biết người dùng muốn gì từ bạn, website của bạn, và dịch vụ của bạn, phải không? Chỉ có một cách để khiến khách truy cập dành nhiều thời gian vào website của bạn hơn là cung cấp cho họ thứ họ cần. Đây chính xác là những gì mà Google Analytics có thể làm được và nó hoàn toàn miễn phí! Sau đây là một vài lý do chúng tôi khuyên bạn nên chèn code Google Analytics vào WordPress và nhận ra vì sao mọi blog WordPress đều có nó:
GIúp bạn xác định hành vi của người dùng. Vâng, bạn có thể theo dõi thành vi của khách truy cập bằng Google Analytics. Bạn có thể dễ dàng xem trang nào được view nhiều nhất, trang nào có hiệu năng cao nhất, cũng như xác định trang nào mà khiến khách truy cập của bạn thoát khỏi ngay khi xem và nhiều hơn thế nữa. Nó còn có thể giúp bạn tối ưu website hơn nữa. Nếu một bài blog post đạt nhiều lượt xem hơn bình thường, bạn có thể viết nhiều hơn nữa về cùng chủ đề để thu hút thêm lượt truy cập.
GIúp bạn phân tích thời điểm truy cập cao. Bạn có thể dễ dàng xác định giờ nào đạt lượng traffic cao nhất. Nếu hầu hết người dùng active vào buối tối, rõ ràng để có thêm nhiều lượt views, bạn nên chọn thời điểm bài post được xuất bản vào ban đêm.
GIúp bạn khám phá những thông tin tối quan trọng. Google Analytics còn có thể cung cấp các thông tin nhỏ nhất – từ vị trí địa lý của bất kỳ người dùng nào tới ngôn ngữ của họ, trình duyệt họ dùng, độ phẩn giải. Và vì vậy, giúp bạn hiểu Audience của bạn nhiều hơn.
Mặc dù cũng có nhiều công cụ phân tích web khác bạn có thể dùng, Google Analytics cung cấp nhiều tính năng độc quyền hơn. Hãy xem nhanh qua một số tính năng của nó:
Tạo báo cáo khách hàng dễ dàng. Cách tốt nhất để phân tích hành vi của người dùng là dựa vào thực tế và số liệu. Việc này có thể dễ dàng làm được bằng cách tạo báo cáo với một giao diện dễ hiểu. Bạn có thể thêm một số parameters và metrics để tạo một bản báo cáo chất lượng.
Tạo Custom Alerts. Đây là một tính năng tuyệt vời của Google Analytics mà bạn có thể gửi một thông báo tùy ý dưới dạng text hoặc email mỗi khi có sự gia tăng đột biến hoặc giảm đột ngột trong tỉ lệ bounce rate. Vì vậy bạn không cần phải luôn chú ý tới dashboard để thấy những thay đổi quan trọng.
Tích hợp console tìm kiếm. Luôn để mắt tới các thống kê của SEO là việc tối quan trọng cần làm. Search Console là một công cụ có thể cung cấp các thông tin liên quan đến việc tối ưu tìm kiếm. Tích hợp Search Console vào trong Goolge Analytics sẽ giúp bạn dễ truy xuất thông tin hơn và nhanh chóng phân tích hơn.
Chỉ một số tính năng của Google Analytics như vậy đã giúp bạn quản lý toàn bộ tiến trình của WordPress website một cách thật dễ dàng!
Google Analytics hoạt động như thế nào?
Có thể bạn nghĩ rằng Google Analytics thật tuyệt. Nhưng làm thế nào nó làm được điều đó? Chúng tôi biết là sẽ thật hữu ích nếu bạn có kiến thức cơ bản về phần mềm này sẽ giúp bạn hiểu nó hơn, và tận dụng ưu điểm của nó nhiều hơn. Cơ bản, Google Analytics bao gồm:
JavaScript code Khi một người dùng truy cập vào website của bạn, JavaScript code sẽ được thực thi để thu thập tất cả thông tin về website, thông tin về người truy cập như loại trình duyệt, hệ điều hành, và độ phân giả màn hình, …
Data collection service Khi tất cả thông tin này đã được thu thập bởi code JavaScript, nó sẽ được gửi tới Google servers để xử lý dưới dạng một package nhỏ được gọi là hits. Những hits này được gửi mỗi lần khách truy cập mở website của bạn.
Data processing Trong quá trình xử lý dữ liệu, Google Analytics servers sẽ chuyển dữ liệu thô thành thông tin hữu ích của người dùng. Ví dụ, phân loại visitors dựa trên vị trí địa lý của họ, ngôn ngữ, độ phân giải màn hình, loại thiết bị và nhiều nữa.
Đó là cách nó hoạt động. Có vẻ như rất đơn giản nhưng có rất nhiều hàm được chạy bên dưới và các lệnh được thực thi đằng sau.
Chúng tôi hy vọng việc này sẽ giúp bạn có quyết định chèn code Google Analytics vào WordPress của bạn. Sau đây là bài hướng dẫn sẽ giúp bạn thêm Goolge Analytic vào website WordPress của bạn.
Bạn cần gì
Trước khi bắt đầu, bạn cần chuẩn bị:
Truy cập vào Dashboard của WordPress
Bước 1 – Tạo tài khoản Google Analytics
Việc đầu tiên bạn cần làm là tạo một tài khoản Google Analytics và lấy mã tracking. Các bước bên dưới sẽ chỉ cho bạn cách làm thế nào để đăng ký Goolge Analytics:
Bắt đầu bằng cách truy cập vào trang chủ Google Analytics. Nhấn vào nút Sign In, được đặt tại đầu trang và chọn Google Analytics.
Bạn sẽ được chuyển hướng tới trang Login. Điền địa chỉ email của Google của bạn và nhấn nút Next. Nếu bạn không có tài khoản Google, tạo một cái bằng cách nhấn nút Create Account.
Trên trang tiếp theo, điền mật khẩu của bạn và nhấn nút Sign In.
Nhấn nút Sign Up để tiếp tục.
Để tạo tài khoản mới, bạn phải điền các thông tin sau:
Account Name.
Website Name.
Website URL.
Industry Category.
Reporting Time Zone
Điền tất cả dữ liệu cần thiết và nhấn nút Get Tracking ID (6). Trên trang tiếp theo, bạn sẽ được hỏi để chấp thuận Terms of Service, nhấn I Accept ở đây.
Có vậy thôi! Bạn đã tạo thành công tài khoản Google Analytics. Trên trang tiếp theo, bạn sẽ thấy tracking code của Google Analytics Universal:
This JavaScript code này tương ứng với tất cả websites. Chỉ có ID tracking (UA-00000000-1) là duy nhất. Bạn sẽ thấy mã của bạn trên cùng một trang. Tracking ID bắt đầu với UA, viết tắt của Universal Analytics, bộ số đầu tiên là mã tài khoản (00000000) và số cuối cùng đại diện cho Google Analytics property ID (1).
Bước 2 – Chèn code Google Analytics vào WordPress
Có nhiều cách để chèn code Google Analytics vào WordPress: sử dụng plugin, chèn script tracking trực tiếp vào header.php hoặc tạo một actions trong file functions.php.
Cách 1 – Dùng Plugin
Nếu bạn không quen với cấu trúc file WordPress và PHP, chúng tôi khuyên bạn sử dụng phương thức Plugin. Một trong những plugin tốt nhất để chèn code google analytics vào WordPress là Analytics Code Integration. Plugin này sẽ chèn Universal Analytics tracking code tự động – bạn chỉ cần điền tracking ID.
Các bước sau sẽ hướng dẫn bạn làm thể nào để cài plugin và chèn Google Analytics tracking ID:
Đăng nhập vào Dashboard WordPress và cài đặt plugin Google Analytics. Xem bài hướng dẫn này, nếu bạn không chắc làm thế nào để cài plugins mới lên WordPress.
Khi quá trình cài đặt đã hoàn tất, chuyển hướng tới section Settings và click vào Google Analytics Code.
Dán code ở đó và click vào nút Save.
Như vậy là xong, mã tracking đã được cài thành công vào blog WordPress.
Hãy lưu ý là có thể sẽ mất từ 12-24 giờ để Google Analytics cập nhật và bắt đầu hiển thị kết quả đầu tiên. Sau đó, số liệu thông kế của khách truy cập sẽ được cung cấp tại tab Google Analytics.
Cách 2 – Chèn mã vào header.php
Như đã nói, có nhiều cách để thêm mã Google Analytics vào blog WordPress. Ví dụ, mã có thể được chèn vào file header.php của theme website:
Truy cập vào khu vực quản trị WordPress và tới mục Appearance -> Editor.
Mở header.php để chỉnh sửa.
Chèn Tracking Code Analytics code bạn đã thu thập ở Bước 1 trước khi đó tag vàn nhấn nút Update File.
Ghi chú: Analytics code chỉ được thêm vào theme hiện hành. Bạn sẽ phải chèn lại lần nữa nếu bạn đổi theme.
Cách 3 – Tạo Funciton mới từ file functions.php
Cách này đòi hỏi bạn có kiến thức cơ bản về lập trình và chúng tôi chỉ khuyên bạn dùng nó khi bạn biết chắc mình đang làm gì. Hơn nữa, chúng tôi cũng khuyên bạn phải backup file functions.php hoặc thậm chí là cả site WordPress trước khi bắt đầu:
Trong trang dashboard của WordPress, chuyển hướng tới section Appearance – > Editor.
Chọn functions.php từ danh ách file bên phải.
Code snippet bên dưới sẽ tạo một function mới và chèn Analytics tracking vào trước tag đóng trong WordPress site của bạn. Dán mã này vào dòng cuối cùng của file functions.php, hãy chắc rằng bạn đã đổi tracking ID
add_action('wp_head','my_analytics', 20); function my_analytics() { ?> |
Lưu thay đổi bạn đã thực hiện và nhấn vào nút Update File.
Ghi chú: code này sẽ được chèn vào theme hiện hành. Nếu bạn đổi theme, bạn sẽ phải chèn lại code lần nữa.
📚 Tham khảo: Nội dung khu vực này Brandee đã sử dụng lại của tác giả Themevi vì nội dung chi tiết và khá đầy đủ. Bạn có thể xem trực tiếp phần này ở website của tác giá Themevi (link) |
Để post ảnh lên thư viện thì bạn vào "add new" -> "select file" -> chọn ảnh và up lên nhé.
Bạn có thể chỉnh sửa ảnh, xoá ảnh, hoặc xem ảnh trong library.
Hướng dẫn chỉnh sửa hình ảnh trong library
Để chỉnh sửa kích thước hình ảnh bạn chọn edit image rồi vào chỉnh kích thước như hướng dẫn dưới đây.
Chắc các bạn cũng đã hiểu về Library rồi nhỉ. Chúc các bạn thực hành thành công nhé.
22. Widget: cách thiết lập
Widget thường là những module nhỏ để người dùng chỉnh sửa ở các khu vực cột bên phải website hoặc các nội dung hiển thị dưới footer website.
Để thao tác với Widget, bạn vào "Apperance" -> Widget
Thiết lập Widget:
Mỗi Widget sẽ có những thiết lập riêng biệt và bạn phải thiết lập các widget theo ý muốn. Bạn bấm vào mũi tên đổ xuống ở mỗi phần Widget rồi thiết lập.
23. Thiết lập Theme Option cho web
24. Google Analytic: tạo và cài
25. Search console: tạo và cài
Search console là một trong các dịch vụ miễn phí của Google (như Google Analytic) hỗ trợ cho quản trị viên website theo dõi lượng truy cập từ Google vào website, theo dõi các vấn đề sức khoẻ của website rất hữu ích.
Để đăng ký Google Webmasters Tool, hay vừa được đổi tên thành Google Search Console, bạn chỉ cần làm theo các bước sau.
Bước 1. Truy cập vào Google Search Console
Bước 2. Điền Gmail
Điền mật khẩu gmail
Bước 3. Bấm vào mũi tên
Tiếp tục bấm vào Add Property
Bước 4. Điền địa chỉ Website > Continue
Rồi đợi chút
Bước 5. Xác minh Website
Google sẽ yêu cầu xác minh bạn là chủ website bằng một trong các cách
HTML File: tải file HTML Google cung cấp lên Hosting
HTML Tag: chèn code Google vào website (dễ làm)
Google Analytics: xác minh qua tài khoản Google Analytics (dễ làm)
Domain Name Provider: xác minh qua tài khoản tên miền, bằng cách thêm Record vào DNS
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mình sẽ hướng dẫn xác minh qua HTML Tag, vì cái này là dễ làm nhất cho các bạn newbie.
Kéo xuống và bấm vào mũi tên bên phải HTML Tag. Đây là đoạn mã chúng ta cần chèn trong Bước 7.
Bước 6. Truy cập vào website của bạn
Tiếp tục vào Plugin > Cài mới
Gõ tên Insert Headers and Footers vào ô tìm kiếm rồi Enter
Và sau đó Kích hoạt
Bước 7. Chèn HTML Tag
Truy cập vào Cài đặt > Insert Headers and Footers
Dán đoạn mã HTML Tag vào Scripts in Header > Save
Bước 8. Xác minh
Quay lại phần xác minh trong Google Search Console, bấm vào Verify tại HTML Tag
Đợi chút
Thành công! Xong.
26. Facebook pixel: Tạo và cài
Facebook pixel là công cụ mạnh mẽ của Facebook để theo dõi lượng truy cập của người dùng Facebook vào website của bạn. Từ đó có thể tạo ra những đối tượng tuỳ chỉnh để chạy quảng cáo tiếp thị lại hoặc retarget chính xác.
Bước 01:Vào Facebook, sau đó chọn mục Quản lý trang
Bước 02: Chọn vào nút tạo quảng cáo
Bước 03: Tại mục đo lường & báo cáo, chọn Pixel.
Bước 04: Nhất vào Tích hợp của đối tác, kéo xuống dưới tại phần Nền tảng trang web > WordPress
Bước 5: Chọn Kết nối tài khoản sau đó làm lần lượt như hướng dẫn của Facebook.
Lưu ý:
- Nếu website của bạn có nhiều lượt truy cập vào nhiều trang thì bạn cần tạo nhiều loại đối tượng khác nhau từ nhiều trang và nên phân loại theo các bước như khám phá, kích thích nhu cầu, chốt deal hay đã mua hàng để chăm sóc và quảng cáo chính xác hơn.
- Nếu bạn có nhiều website thì cần chèn mã Facebook pixel vào nhiều website đó.
27. Cài CDN của bizflycloud
Khởi tạo tên miền trên trang dashboard của VCCloud sau đó hệ thống sẽ tự động tạo tên miền CDN có dạng xxxxx.cdn.vccloud.vn. Bạn sẽ sử dụng tên miền CDN này để tích hợp vào website của mình. Với các website sử dụng nền tảng WordPress, bạn có thể lựa chọn sử dụng một trong những plugin sau để tích hợp:
Sử dụng plugin Wp-Rocket
Đây là phương pháp tốt nhất để dùng CDN nếu bạn đang sử dụng plugin wp-rocket để tăng tốc website.
Bước 01: copy đường dẫn CDN website của bạn
Bước 02: Thêm đường dẫn vào trong Wp-Rocket
Đăng nhập website > Cài đặt > WP-rocket > CDN
Bước 03: kiểm tra lại lưu lượng sử dụng của CDN đã phát sinh trong tài khoản BizFly chưa
Hoặc kiểm tra bằng cách xem link của đường dẫn ảnh của website đang dùng CDN BizFly
Chưa dùng: https://brandee.com.vn/wp-content/uploads/2017/06/danh-sách-email-marketing.png
Đã dùng: https://siengvan.cdn.vccloud.vn/wp-content/uploads/2017/06/danh-sách-email-marketing.png
Sử dụng plugin CDN Enabler
Bước 1: Cài đặt plugin CDN Enabler
Đăng nhập vào trang quản trị WordPress Chọn Plugins → chọn Add New → Gõ CDN Enabler trong ô tìm kiếm, khi có kết quả hiện ra nhấn vào Install Now. Sau khi cài đặt xong, click vào Active để plugin hoạt động.
Bước 2: Cấu hình plugin CDN Enabler
Trong phần cấu hình CDN Enabler Settings, nhập tên miền CDN vào ô CDN URL.
Lưu ý: tên miền CDN nhập vào cần phải bắt đầu bằng giao thức http:// hoặc https://.
Nếu website sử dụng giao thức https thì tích chọn vào ô enble CDN for HTTPS Connections.
Bước 3: Lưu cấu hình và kiểm tra CDN hoạt động
Sử dụng plugin W3 Total Cache
Bước 1: Cài đặt plugin W3 Total Cache
Đăng nhập vào trang quản trị WordPress Chọn Plugins → chọn Add New → Gõ W3 Total Cache trong ô tìm kiếm, khi có kết quả hiện ra nhấn vào Install Now. Sau khi cài đặt xong, click vào Active để plugin hoạt động.
Bước 2: Cấu hình plugin W3 Total Cache
Chọn Performance → General Settings → Click vào mục CDN ở màn hình chính bên phải.
Sau khi mục cấu hình CDN hiện ra, tích chọn vào ô Enable và chọn kiẻu Generic Mirror ở CDN Type rồi nhấn vào Save all settings để lưu cấu hình. Lúc này sẽ xuất hiện hộp thoại cảnh báo A configuration issue prevents CDN from working. The “Replace default hostname with” field cannot be empty. Specify it here là do hostname chưa được cấu hình vào plugin.
Chọn Modify attachment URLs, điền domain website rồi nhấn Start
Bước 3: Cấu hình CDN
Chọn Performance → CDN, Trong phần Configuration điền domain cdn được cấp vào ô Replace site’s hostname with
Sau đó kiểm tra kết quả bằng cách nhấn vào nút Test Mirror
Sử dụng plugin WP Super Cache
Bước 1: Cài đặt plugin WP Super Cache
Đăng nhập vào trang quản trị WordPress
Chọn “Plugins” → chọn “Add New“
Gõ WP Super Cache trong ô tìm kiếm, khi có kết quả hiện ra chọn plugin WP Super Cache ByAutomattic (http://automattic.com/)
Nhấn vào Install Now.
Sau khi cài đặt xong, click vào Active để plugin hoạt động.
Bước 2: Cấu hình plugin WP Super Cache
Chọn Settings → WP Super Cache
Trong tab “Easy” nhấn chọn “Caching On” và click “Update Status”
Tiếp theo chuyển sang tab “Advanced” và chọn những lựa chọn phù hợp với blog của bạn. Tích chọn vào những ô dưới đây:
Caching:
Cache hits to this website for quick access. (Recommended)
Use mod_rewrite to serve cache files. (Recommended)
Miscellaneous:
Compress pages so they’re served more quickly to visitors. (Recommended)
Don’t cache pages for known users. (Recommended)
Cache rebuild. Serve a supercache file to anonymous users while a new file is being generated. (Recommended)
📚 Tham khảo: Nội dung khu vực này Brandee đã sử dụng lại của tác giả Thạch Phạm vì nội dung chi tiết và khá đầy đủ. Bạn có thể xem trực tiếp phần này ở website của tác giá Thạch Phạm (link) |
|
Sau đó nhấn “Update Status”
Nếu bạn nhận được thông báo yêu cầu “Update Mod_Rewrite Rules” thì bạn kéo xuống và click vào nút Update Mod_Rewrite Rules
Tiếp theo chuyển sang tab “CDN” → Chọn “Enable CDN Support”
Trong ô “Off-site URL” và “Additional CNAMES” bạn nhập vào đường dẫn cdn được cấp.
Nhấn chọn ô “Skip https URLs to avoid “mixed content” errors” và nhấn “Save Changes.” để lưu lại các cài đặt
Bước 3: Kiểm tra CDN hoạt động
Sử dụng plugin Litespeed Cache
Bước 1: Cài đặt plugin Litespeed Cache
Đăng nhập vào trang quản trị WordPress Chọn Plugins → chọn Add New → Gõ Litespeed Cache trong ô tìm kiếm, khi có kết quả hiện ra nhấn vào Install Now. Sau khi cài đặt xong, click vào Active để plugin hoạt động.
Bước 2: Cấu hình plugin Litespeed Cache
Chọn Litespeed Cache → Settings → CDN
Mục Enable CDN chọn On
Mục CDN Mapping, nhập tên miền CDN vào ô CDN URL.
Mục Origin URLs, nhập vào tên miền của website.
Lưu ý: tên miền CDN nhập vào cần phải bắt đầu bằng giao thức http:// hoặc https://
Bước 3: Lưu cấu hình và kiểm tra CDN hoạt động
28. CDN: Cài để tăng tốc website
CDN là mạng lưới với nhiều máy chủ được đặt trên khắp nơi thế giới. Nó chuyển đổi các trang động của trang web sang các trang tĩnh, như tệp CSS, tệp JavaScript, hình ảnh và các tệp khác và lưu trữ trên các máy chủ. Bất cứ khi nào khách truy cập nhấn liên kết trang web, nó sẽ cung cấp các nội dung tĩnh nằm ở máy chủ gần nhất nhằm tối ưu hoá thời gian tải dữ liệu cho trang web tới người dùng. Hiểu nôm na, CDN sẽ giúp chuyển dữ liệu của website đến nhanh hơn với người dùng, làm tăng trải nghiệm người dùng lên. Dưới đây là các dịch vụ CDN free mà bạn nên tham khảo nhé.
1. Cloudflare
CloudFlare được cho là plugin tốt nhất cho WordPress của CDN. CloudFlare cung cấp dịch vụ tốc độ cực nhanh vì máy chủ của họ trải dài trên khắp thế giới. Nó tối ưu hóa các trang web của bạn tải nhanh hơn trên phiên bản di động và máy tính. CloudFlare bảo vệ trang web của bạn khỏi các mối đe dọa trực tuyến sử dụng WAF (Website Application Firewall) và khỏi các cuộc tấn công DoS. Để sử dụng dịch vụ CDN, bạn cần đăng ký một tài khoản mới và thêm vào trang web của bạn. Sau đó nó sẽ cung cấp cho bạn tên máy chủ lưu trữ.
2. Photon By Jetpack
Photon là nhà cung cấp dịch vụ CDN do Jetpack phát triển. Jetpack là 1 plugin cần thiết cho người dùng WordPress vì nó làm cho website của bạn thân thiện với người dùng hơn. Sau khi cài đặt Jetpack bạn có thể cài đặt Photon một cách dễ dàng. Photon lọc thông tin từ cơ sở dữ liệu và cung cấp cho khách truy cập.
3. Incapsula cho blog wordpress
Incapsula là một trong những nhà cung cấp CDN tốt nhất hiện có. Ngay sau khi cài đặt plugin, bạn có thể thấy thời gian tải trang web của bạn nhanh hơn. Incapsula còn có một số tính năng tiên tiến như bảo vệ website của bạn từ các cuộc tấn công DDoS, bảo vệ trang web của bạn khỏi các mối đe dọa trực tuyến sử dụng WAF (Website Application Firewall), bảo vệ đăng nhập...
4. SwarmCDN (Swarmify)
SwarmCDN có chức năng giảm băng thông giúp trang web của bạn hoạt động hiệu quả và nhanh chóng,
Với CDN được bố trí trên 196 quốc gia trên thế giới
Dùng trực tiếp tài nguyên trên hosting nên đảm bảo cấu trúc website của bạn sẽ không bị phá vỡ
Áp dụng công nghệ HiveCacheÁp dụng công nghệ LazyLoad….
CDN Swarmify dễ dàng thêm vào bất kỳ trang web
|
|
|
|
|
|
|
|
Cách sử dụng Swarmify
B1: Bạn đăng nhập theo đường link: https://swarmify.com/plans/
Màn hình hiện ra như dưới đây, bạn nhấn "Try now"
B2: Nhập thông tin của bạn vào, xong bấm "create account"
B3: Bạn vào địa chỉ Email để lấy thông tin đăng nhập > đăng nhập vào trang quản lý CDN > Nhấn vào Menu Setup
B4: Hãy copy API KEY mà nhà cung cấp cho bạn
B5: Vào trang quản trị wordpress, chọn mục plugin -> add new -> tìm Plugin có tên là Swarmify và tiến hành cài đặt bình thường
B6: Sau khi cài đặt xong bạn hãy Kích hoạt Plugin để sử dụng > tiếp tục vào mục setting (cài đặt).
B7: Kích vào menu và tiến hành cấu hình Plugin > Đầu tiên hãy kích hoạt Plugin bằng cách Kích chọn thuộc tính Enabled > điền cái API KEY mà bạn đã copy trong bước 4 > Nhấn Save Settings
Vậy là xong thiết lập rồi đấy.
Tham khảo bản đầy đủ của huuthuan.net tại đây: HƯỚNG DẪN THIẾT LẬP Swarmify
5. KeyCDN
KeyCDN là một dịch vụ CDN của Thụy Sỹ được ra mắt giữa năm 2014. Tuy là một dịch vụ có trả phí nhưng đây là một dịch vụ CDN có giá rẻ nhất hiện nay nếu không tính CloudFlare, mặc dù rẻ nhưng chất lượng CDN tại đây rất tốt và đặc biệt là số lượng máy chủ của KeyCDN lên đến 26 máy chủ. KeyCDN cung cấp các tính năng như:
Pull CDN – dạng CDN cơ bản, nghĩa là nó tự kéo nội dung của bạn từ một địa chỉ gốc (domain chính của bạn).
Push CDN – nghĩa là bạn có thể upload một tập tin nào đó lên server CDN và load trực tiếp, gần giống với Amazon S3.
VoD CDN – CDN dành cho các nội dung video.
Live Streaming CDN – CDN dành cho phương thức truyền tải Streaming như một video tường thuật trực tiếp chẳng hạn.
Cách chèn Google Map vào webstie
Navigate to Google Maps
Search places.
Copy the URL from the browser window.
Bạn xem hướng dẫn sử dụng KeyCDN tại đây nhé: HƯỚNG DẪN
6. JsDelivr
Đây là dịch vụ CDN dành cho các thư viện Javascript. Thay vì bạn tự host tập tin jquery.js của thư viện jQuery thì có thể dùng liên kết CDN của jsDelivr. Hiện tại nó hỗ trợ tới hơn 1650 thư viện khác nhau, hầu như mọi thư viện Javascript phổ biến đều có ở đó. Cách sử dụng đơn giản là nhúng tập tin Javascript tới liên kết của họ thay vì tự host.
Nếu bạn là người dùng WordPress thì có thể cài plugin này để nó tự thay đổi các thư viện Javascript đang dùng trong website sang liên kết CDN.
7. Google Hosted Library
Cũng giống như jsDelivr, bạn có thể sử dụng các liên kết thư viện Javascript trên máy chủ CDN của Google để tiết kiệm băng thông.
29. Cài bảo mật https (SSL)
Cài cho website chạy Hosting DirectAdmin
Nếu bạn đang dùng Hosting DirectAdmin mà có hỗ trợ Let’s Encrypt SSL thì làm theo hướng dẫn
To install “Let’s Encrypt SSL”, follow belosteps: :
1 . First, we need to make sure that “Secure SSL” is enabled for the domain. To enable it, click on “Domain Setup”
2. Click on the domain you want to enable “Secure SSL”.
3. Tick “Secure SSL” to enable it.
4. Proceed to the User home page, then click on “SSL Certificates”
5. Follow as per diagram below and choose “Free & automatic certificate from Let’s Encrypt“.
Enter the domain name and email address.
Make sure that only domain.com and www.domain.com is selected.
Proceed to save.
6. A successful process should look as below:
7. Below is an example of the certificate that have been installed successfully.
P/S : This guide is only applicable to websites that hosted in “Let’s Encrypt” enabled DirectAdmin.
Cài cho website chạy Hosting Cpanel
Nếu bạn đang dùngHosting Cpanel mà có hỗ trợ Let’s Encrypt SSL thì làm theo hướng dẫn
1. Login to the cPanel, https://smeXX.small-dns.com:2083
2. Click on SSL/TLS Status
3. Verify your SSL certificate status; by default, self-signed SSL certificate will be created for all the new accounts in cPanel. In order to install ” Let’s Encrypt SSL certificate”, we have to uninstall the current self-signed SSL certificate.
4. To uninstall the current self-signed SSL certificate, click on SSL/TLS
5. Click on Manage SSL sites
6. Uninstall the current self-signed SSL certificate
7. Now, we will start to install the SSL certificate, click on “Let’s Encrypt”.
8. Click on New SSL certificate
9. Select your domain name and alt-domains that you like to install the SSL certificate for. Please make sure the domain name is resolved to the current SME Hosting IP address, else you will be getting an error.
10. Back to the front page of cPanel and click on the Let’s Encrypt, the SSL certificate details will appear.
11. Verify the SSL certificate by browsing your site with HTTPS or you can verify with online tools: https://www.sslshopper.com/ssl-checker.html
Please bear in mind, the validity of Let’s Encrypt SSL certificate is 90 days, you can get the explanation about it in here. But, no worries, the cPanel will help you renew it automatically and it will be renewed within 5 days before expiry date.
30. How to (Làm thế nào)
Cách ẩn tiêu đề của trang hoặc bài viết
(How to hide the page title)
Navigate to WP admin → Pages → New Page → Jannah - settings → Hide the page title section
When creating a new page, below of the text editor you will find the Jannah - settings box.
Check the " Hide the page title" options to hide the page title.
Cách chèn video, bài viết từ Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn vào website
How to get the Video URL from Twitter
Click on the arrow at upper right corner of the tweet.
Select the "Copy Link to Tweet".
The Link model will appear, copy the link.
How to get the Video URL from Facebook
On the video screen, Right Click and select show video URL, a small model with Video URL will appear:
Copy the selected video URL.
Cách thêm Favicon vào website
You can add a favicon to your site by following these seven simple steps:
Prepare image file. It must be square, and at least 512 pixels wide and tall.
Go to Administration Screen > Appearance > Customize
Click Site Identify
Click Select Image at Site Icon section, upload the image file you prepared in the above step from Upload Files tab screen, and click Select.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
31. Trỏ domain mới về hosting
Mua domain thì mua tại www.matbao.net , những domain .com và .net thì giá 229k cho năm đầu và 300k cho năm tiếp theo. Khi mua domain xong cần tiến hành trỏ domain về hosting bằng cánh lấy cặp nameserver của hosting hoặc IP của hosting để trỏ domain về host.
- Hướng dẫn trỏ domain bằng IP của trung tâm (103.95.197.42)
Hoặc IP từ nhà cung cấp hosting mới mà bạn đã mua ( ví dụ ảnh dưới là IP hosting là 125.212.221.110)
Khi mua hosting xong ở brandee hoặc Azdigi thì bạn sẽ nhận được một email đầy đủ các thông tin về hosting. Trong đó có thông tin quan trọng nhất là địa chỉ IP hosting của tài khoản bạn.
Xem ảnh ví dụ 01
⚠️Cách 02: Hướng dẫn trỏ domain bằng cặp nameserver (nếu không trỏ bằng IP thì bạn có thể trỏ bằng cặp nameserver)
Khi mua hosting thì nhà cung cấp host sẽ gửi cho bạn cặp nameserver của họ, nếu họ không gửi thì bạn cần yêu cầu họ gửi. Sau khi có cặp nameserver rồi thì
bạn cần lấy cặp nameserver đó để bỏ vào khu vực quản lý để thay cặp cũ là bạn có thể trỏ domain về host được rồi. Xem ảnh hướng dẫn
32. Hướng dẫn mua Domain
B1: Gõ đường link: matbao.net để vào trang web của Mắt Bão mua domain. Giao diện trang web sẽ hiện ra như dưới đây.
B2: Gõ tên miền mà bạn đã chọn vào ô trống và bấm kiểm tra để xác nhận tên miền đó đã bị ai mua chưa, nếu chưa bị ai mua thì bạn có thể chọn mua tên miền đó, và ngược lại nếu tên miền đã bị mua thì bạn phải chọn lại tên miền khác nhé.
B3: Sau khi kiểm tra nếu tên miền chưa có ai mua thì bạn có thể tích vào chọn mua như hình dưới đây.
B4: Sau khi bấm chọn thì tên miền của bạn sẽ được thêm vào giỏ hàng, công việc tiếp theo của bạn là tìm khuyến mãi cho tên miền bạn vừa chọn, phía menu sẽ có mục khuyến mãi, bạn tích chuột vào ô đó để tìm mã khuyến mãi.
B5: Khi tích vào ô khuyến mãi bạn sẽ thấy các mã khuyến mãi cho các tên miền (các tên miền có đuôi khác nhau sẽ có mã khác nhau), ví dụ mã khuyến mãi mới cập nhật cho tên miền đuôi .com là 26IO4WN, .xyz là HGJM9XC,...
B6: Coppy mã khuyến mãi cho tên miền của bạn để nhập vào trong bước thanh toán tiếp theo.
B7: Sau khi coppy mã khuyến mãi, bạn tiếp tục tích vào "giỏ hàng" nằm ở góc bên phải trên cùng. Giao diện trang sẽ hiện ra như dưới đây. Bạn chọn thời hạn thanh toán cho tên miền của bạn, có thể 1 hoặc 2 hoặc nhiều hơn. Nhập mã giảm giá vào ô bên phải.
B8: Sau khi nhập mã khuyến mãi, số tiền mà bạn cần thanh toán sẽ giảm bớt rất nhiều. Sau khi đã kiểm tra xong xuôi bạn nhấn tiếp tục phía dưới để thanh toán.
B9: Sau khi nhấn "tiếp tục", màn hình thanh toán sẽ hiện ra như dưới đây, bạn hãy đăng ký tài khoản bằng Facebook.
B10: Nhập những thông tin cần thiết để đăng ký tài khoản như dưới đây.
B11: Ở bước này, bạn chọn hình thức thanh toán và tích vào ô "tôi đã đọc và đồng ý...." rồi tiếp tục thanh toán.
B12: Đến bước thanh toán cuối cùng, bạn nhập thông tin tài khoản thanh toán của bạn để tiến hành mua domain.
Sau khi hoàn tất bước thanh toán thì matbao sẽ gửi về cho bạn 1 email và nếu như đây là lần đầu tiên bạn mua tên miền tại matbao thì matbao sẽ gửi cho bạn 1 đường link kèm theo, bạn phải xác nhận đăng ký tên miền mà bạn đã mua bằng cách nhấp chuột vào đường link gửi kèm email đó.
Vậy là chúng ta đã hoàn thành đăng ký tên miền rồi các bạn nhé.
Ngoài cách mua tên miền tại matbao.net, bạn cũng có thể mua tên miền tại godaddy, P.A Vietnam, iNet...
HƯỚNG DẪN MUA DOMAIN TẠI GODADDY: Hướng dẫn
HƯỚNG DẪN MUA DOMAIN TẠI iNet: Hướng dẫn
HƯỚNG DẪN MUA DOMAIN TẠI PAVIETNAM: Hướng dẫn
|
|
|
|
|
|
|
|
|
HƯỚNG DẪN CÁCH TRỎ DOMAIN (MUA TẠI MATBAO) VỀ HOSTING DIRECT ADMIN
Nếu bạn đã mua domain và hosting rồi thì bây giờ bạn nên trỏ domain về hosting mà bạn đã mua. Để trỏ domain về hosting direct admin, bạn phải tiến hành qua 2 bước cơ bản là TRỎ DOMAIN VỀ HOSTING và THÊM DOMAIN VÀO HOSTING
I. HƯỚNG DẪN TRỎ DOMAIN VỀ HOSTING
B1: Bạn đăng nhập tài khoản của bạn trên trang matbao.net theo đường link: https://id.matbao.net/
B2: Sau khi đăng nhập bằng tài khoản của bạn, bạn sẽ vào trang quản trị trong đó có chứa thông tin tên miền của bạn.
Note: Bạn có thể trỏ domain bằng DNS hoặc Nameserver nhé.
- Hướng dẫn trỏ domain bằng DNS: Bạn nhấp vào "tên miền" ngay thanh bên trái, trong mục tên miền sẽ thấy domain của bạn. Tiếp đến bạn nhấp vào "quản lý tên miền" và chọn DNS.
33. Thêm domain trong hosting
Bước 01: Bạn đăng nhập vào hosting direct admin
Bước 02: Bạn nhấp chuột vào "domain setup"
Bước 03: Bạn nhấn vào "add another domain"
B4: Bạn nhập tên miền của bạn vào ô "domain" và bấm "create" để tạo.
Đến bước này là bạn đã hoàn thành add domain vào hosting direct admin rồi nhé. Có thể vào hosting để bắt đầu cài web từ đầu nhé.
Trường hợp bạn đã thiết kế website trước đó trên hosting này, cần đổi domain mới thay cho domain cũ thì bạn cần làm thêm bước B4 bên dưới để copy dữ liệu từ domain cũ sang domain mới.
Bước 04. Quay lại trang chủ hosting DirectAdmin: chọn domain vừa được thêm vào.
Bước 05. Bấm vào Wordpress
Bước 06. Bấm vào icon Clone để copy dữ liệu từ domain cũ sang domain mới.
Bước 07. Xuất hiện bảng thông tin cài đặt, giữ nguyên các thông tin, chỉ xoá chữ Wp. Rồi bấm Clon Installation để bắt đầu chuyển dữ liệu.
Bước 08. Ra domain mới để kiểm tra đã ra web mới hay chưa. Thế là xong
Dùng tài khoản user và pass website cũ để đăng nhập vào web mới theo đường dẫn domain/wp-admin
34. Backup, clone website mới
a) Back up website Cần phải có thoái web mỗi tuần hoặc mỗi tháng tiến hành backup website hoặc khi làm hoàn thiện website và đầy đủ nội dung thì tiến hành backup một bản để phòng ngừa các trường hợp xấu có hể xãy ra.
![]() |
![]() |
b) Backup xong thì muốn restore thì làm theo các bước
1. Cài đặt nền tảng WordPressBước 01: Cài đặt nền tảng WordPress cho website trong hosting a) Cài đặt CMS WordPress lên tên miền cần thiết kế web
Bước 2. Click vào tab “Install” và điền đầy đủ thông tin vào các biểu mẫu.
2. Cài đặt theme JannahĐây là bước cài bộ source code của giao diện về lĩnh vực mà bạn chọn (tin tức, giới thiệu cty, bán hàng hay bất động sản). Cài theme như lắp một chiếc tủ giấy, mọi thứ đã có sẵn rồi, giờ bạn cần phải làm đúng theo hướng dẫn cách lắp và cách dùng của chiếc tủ giấy này nữa thôi. Tài liệu hướng dẫn bằng tiếng Anh full: https://goo.gl/AgFFDM. Xem một số giao diện demo của theme Janah mà bạn chuẩn bị cài (link demo 01, demo 02)
Bước 2: Cài theme Jannah và active
Sau khi cài đặt xong, bạn bấm Verify now để được xác thực, dùng tài khoản của trung tâm để nhập vào:
3. Cài đặt demo (data sample)Đây là bước bạn sẽ cài thử vào website nhiều bài viết, sản phẩm, hình ảnh và tính năng đi kèm của theme vào website để thấy rõ các chức năng, bố cụ của theme mà bạn chọn nó vận hành như thế nào trên doamin và hosting của bạn. Theme đó đẹp xấu ra sao. Sau khi active xong thì tìm menu bên trái admin có chữ Jannah > Install demo để cài demo:
Click demo mà bạn thấy phù hợp, sau đó click Import để nhập demo vào.
Nếu bạn muốn tháo theme đã cài và cài theme khác thì chọn Uninstall và sau đó chọn demo khác để cài lại
4. Tạo URL thân thiện với SEO:URL là đường dẫn của bài viết, của chuyên mục trong website của bạn. Như: Thiết lập permalink (đường dẫn tĩnh) để tạo đường dẫn chuẩn SEO và thân thiện
5. Đăng bài, tạo chuyên mụcKhi đăng bài cần lưu ý các yếu tố sau: a) Tạo Categories (chuyên mục)
Vào Bài viết => Viết bài mới
|
|
Menu nghĩa là thanh trình đơn hiển thị các liên kết trên theme, tùy vào mỗi theme mà bạn sẽ có bao nhiêu menu, hiển thị ở trên hay ở dưới, bên trái hay bên phải chứ không phải chúng ta muốn cho nó hiển thị ra đâu cũng được.
Trước khi tìm hiểu về cách sử dụng menu, mình có hai thuật ngữ rất quan trọng mà cần các bạn phân biệt trong khi sử dụng menu là:
- Menu: Mỗi menu sẽ chứa các liên kết trên đó, bạn có thể tạo ra bao nhiêu menu cũng được.
- Menu Location: Vị trí hiển thị một trong các Menu mà bạn đang có.Điều này có nghĩa là, chúng ta có thể tạo ra nhiều menu nhưng chúng ta chỉ có thể chỉ định một menu được hiển thị ra trên mỗi Menu Location. Có nhiều theme hỗ trợ nhiều Menu Location khác nhau.
![]() |
Bước 01: Chỉnh sửa menu chính cho giao diện website
Để thiết lập Menu cho website bạn cần đăng nhập >> Giao diện >> Menu
Thường thì mỗi theme có 2 loại menu : Secondary Menu và Primary menu
![]() |
Bạn nhìn cột bên tay trái là các đối tượng mà bạn có thể thêm vào menu như Page, Post, Custom Links( một liên kết bất kỳ), Categories( Chuyên mục ). Bạn có thể chọn đối tượng mà bạn cần thêm vào và ấn nút Add to Menu để thêm nó vào menu đang mở.
![]() |
- Đối với kiểu menu Page: Được dùng cho các bài viết thiên về giới thiệu cho các cá nhân, công ty, tổ chức …
- Đối với kiểu menu Post: thường dùng để viết những bài viết được phân loại theo các danh mục riêng (Categories). Ví Dụ: như các bài viết của mình xuất hiện trên trang chủ đều dùng là post
- Đối với kiểu Categories: Category bạn hãy hiểu nó như là một thư mục, danh mục chứa các bài viết mà khi viết bài (sử dụng post) bạn có thể tùy chọn post đó sẽ nằm trong danh mục nào.
- Custom links: Khi bạn muốn liên kết menu sang 1 trang khác thì có thể sử dụng cái này
![]() |
Sau khi chỉnh xong menu bạn cần phải click save lại và sau đó bạn cần phải chuyên đến trang thiết lập hiển thị Menu ra bên ngoài bằng cách : Click Manage Locations >> chọn menu hiển thị theo đúng khu vực mà bạn mong muốn >> Save Changes
– Primary Menu : trong nhiều trường hợp thường là header Menu ( tức là menu trên cùng ở top màng hình)
– Secondary Menu : Thường là menu của website nơi mà điều hướng người dùng đến với các chuyên mục nội dung trên website của bạn.
Đây là hình hiển thị trên trang web khi bạn đã add các menu vào:
![]() |
![]() |
Sau khi chỉnh xong menu bạn cần phải click save lại và sau đó bạn cần phải chuyên đến trang thiết lập hiển thị Menu ra bên ngoài bằng cách : Click Manage Locations >> chọn menu hiển thị theo đúng khu vực mà bạn mong muốn >> Save Changes
![]() |
![]() |
7. Chỉnh sửa bố cục trang
Tất cả theme wordpress đề cho phép người sử dụng thay đổi bố cục, cách hiển thị từng khu vực và khối thông tin của website ở trang home, trang bài viết hoặc trang chuyên mục.
HƯỚNG DẪN NHANH QUA VIDEO
Hướng dẫn chi tiết:
Để chỉnh sửa trang chủ hay trang tên miền chính, các bạn click vào Sửa trang hoặc “Edit Page” nhé.
![]() |
Sau đó click chọn nút "Use the TieLabs Builder" để chỉnh sửa bố cục.
Trình tạo trang TieLabs, Trình tạo trang đơn giản và mạnh mẽ nhất, chỉ sau 5 phút, bạn sẽ có thể xây dựng trang chủ của riêng mình với nỗ lực tối thiểu mà bạn tưởng tượng. Trình xây dựng cho phép bạn thêm các phần không giới hạn với các khối không giới hạn bên trong nó, bạn cũng có thể sắp xếp lại các phần và khối theo ý muốn.
Bạn có thể thêm các block (khối hiển thị nội dung) khác cho website bằng cách thêm section hoặc thêm block.
Có thể thiết kế web, tổ chức nội dung hiển thị của web thông qua các Block, các section và các khu vực nội dung mà bạn muốn hiển thị.
![]() |
7.1. Bước đầu tiên
7.1.1. Trong Trình chỉnh sửa khối (Gutenberg)
7.1.2. Trong Trình chỉnh sửa cổ điển
Nhấp vào nút Sử dụng nút Trình tạo TieLabs để chuyển đổi trang từ trang bình thường sang trình tạo của chúng tôi. Và sau đó, bạn sẽ sẵn sàng để thêm các phần và khối mới của bạn.
7.2. Thêm phần mới
Nhấp vào nút + Thêm phần để thêm phần mới đầu tiên của bạn. Cửa sổ phần sẽ xuất hiện như sau:
- Tiêu đề mục - Với tùy chọn này, bạn có thể đặt tiêu đề cho phần.
- Mục Chiều rộng - Chọn nếu nội dung bên trong được chứa theo chiều rộng trang web hoặc chiều rộng 100%.
- Cài đặt thanh bên - chọn bố cục phần, không có thanh bên, thanh bên phải hoặc thanh bên trái.
- Thanh bên dính - kiểm tra điều này nếu bạn muốn đặt thanh bên của phần này trong Chế độ dính.
7.2.1. Tiêu đề
- Mục Tiêu đề - trường, nội dung bạn nhập sẽ hiển thị ở trên của phần.
- URL tiêu đề - đặt URL cho tiêu đề của phần, để trống trường này nếu không có.
- Kiểu tiêu đề - chọn từ ba kiểu có sẵn:
7.2.2 Phần nền
- Màu nền - đặt màu nền của phần.
- Hình nền - chọn / tải lên hình ảnh làm hình nền cho phần này
- Video nền - Youtube, Vimeo hoặc URL video cục bộ URL video sẽ ghi đè tùy chọn hình nền.
- Parallax - bật / tắt hiệu ứng thị sai trên nền.
- Hiệu ứng Parallax - chọn một trong năm hiệu ứng có sẵn, Scroll, Scall, Opacity, Scroll + Opacity hoặc Scall + Opacity.
7.2.3. Kiểu dáng
- Dark Skin - hiển thị tất cả các khối bên trong phần này trong Dark Skin thay vì skin sáng mặc định.
- Lớp tùy chỉnh - đặt lớp tùy chỉnh cho phần này, nếu bạn muốn tùy chỉnh nhiều hơn.
- Margin Top - nếu bạn muốn có thêm không gian phía trên của phần.
- Margin bottom - nếu bạn muốn có thêm không gian bên dưới của phần.
Để đóng cửa sổ Nhấp vào nút Xong ở góc trên bên phải.
Bạn có thể chỉnh sửa, xóa hoặc mở rộng / thu gọn phần.
7.3. Thêm khối mới
Sau khi hoàn thành cài đặt phần, phần thân sẽ hiển thị như trong hình trên và bạn sẽ tìm thấy nút Thêm khối bên trong nó. Nhấp vào nút Thêm khối , cửa sổ khối xuất hiện như sau:
Bạn có thể chọn các khối của bạn từ một loạt các khối tin tức lớn. Mỗi khối được tập trung nhiều hơn vào nội dung của các trang web tin tức để bạn chủ yếu thấy rằng các khối sẽ đáp ứng tất cả các nhu cầu của bạn.
7.3.1. Tùy chọn khối
- Chọn khối bạn muốn, tùy chọn chung và nâng cao bên dưới khối hình thu nhỏ dựa trên khối bạn chọn, đồng thời, các giá trị mặc định dựa trên khối đã chọn.
- Tiêu đề khối - tiêu đề sẽ hiển thị ở trên khối, để trống để ẩn nó.
- Chặn URL - nếu bạn muốn một URL tùy chỉnh cho tiêu đề khối.
- Danh mục - Chọn danh mục tin tức trong khối này, đó là nhiều lựa chọn.
- Thẻ - hiển thị tin tức theo thẻ thay vì danh mục, tùy chọn này sẽ ghi đè các tùy chọn danh mục.
- Loại trừ bài viết - Nhập ID bài đăng hoặc ID được phân tách bằng dấu phẩy để loại trừ chúng.
- Sắp xếp thứ tự - sắp xếp tin tức trong khối theo một trong sáu giá trị có sẵn:
- Bài viết gần đây
- Bài đăng ngẫu nhiên
- Bài viết sửa đổi lần cuối
- Bài viết được bình luận nhiều nhất
- Bài viết được xem nhiều nhất
- Nhận xét tốt nhất
- Số lượng bài viết để hiển thị
- Offset - Số lượng bài đăng vượt qua, sẽ rất hữu ích nếu bạn muốn hiển thị một số bài đăng từ danh mục cụ thể trong một khối cụ thể và hiển thị các bài đăng khác với một khối khác.
- Phân trang - chọn một trong bốn phân trang có sẵn:
7.3.2. Chặn tùy chọn nâng cao
- Chỉ hiển thị nội dung - hiển thị khối không có viền, đệm và nền.
- Bộ lọc Ajax - hiển thị các bộ lọc danh mục / thẻ bên cạnh tiêu đề khối.
- Nút khác - khi bạn đặt URL cho tiêu đề, bạn có thể muốn hiển thị nút Khác bên cạnh tiêu đề, kiểm tra điều này nếu bạn muốn. Không hiển thị nếu trường URL trống.
- Màu - chặn màu chính, tiêu đề, liên kết khi di chuột, nhiều nút hơn, tải biểu tượng, v.v.
- Độ dài tiêu đề bài đăng - số lượng từ hoặc ký tự, tìm kiếm bảng tùy chọn Jannah cho Trim Text bằng cách chọn trim theo từ hoặc ký tự.
- Trích đoạn bài đăng - hiển thị / ẩn đoạn trích bài viết.
- Độ dài bài đăng - số lượng từ hoặc ký tự, tìm kiếm bảng tùy chọn Jannah cho Trim Text bằng cách chọn trim theo từ hoặc ký tự.
- Nút Đọc thêm - hiển thị / ẩn nút đọc thêm bên dưới đoạn trích.
- Dark Skin - khối hiển thị trong làn da tối.
- Ẩn hình thu nhỏ - hiển thị / ẩn tất cả các hình thu nhỏ tại khối.
- Bài viết Meta - hiển thị / ẩn dữ liệu bài đăng (ngày, tác giả, số lượt xem, v.v.)
- Lớp phủ biểu tượng phương tiện - hiển thị / ẩn biểu tượng phương tiện (video, âm thanh và hình ảnh) trên hình thu nhỏ của bài đăng.
7.4. Sắp xếp lại các phần và khối
Bạn có thể sắp xếp lại các phần và khối bằng cách kéo và thả từng phần và bạn có thể di chuyển một khối từ phần này sang phần khác.
7.5. Quản lý Widgets Phần
Khi phần có bố cục với thanh bên trái hoặc phải, khu vực thanh bên sẽ hiển thị ở khu vực thân phần, như sau:
Nhấp vào nút Quản lý Widgets , cửa sổ Widgets có hiển thị như sau:
Bạn có thể kéo và thả các widget vào Khu vực Widgets Phần .
Nếu bạn muốn chọn một trong các thanh bên được xác định trước, hãy làm như sau:
- Kiểm tra Sidebar được xác định trước . Sau đó, tất cả các tiện ích sẽ ẩn và thả xuống Chọn Thanh bên sẽ xuất hiện
- Chọn Thanh bên - chọn thanh bên từ các thanh bên được xác định trước.
Bạn có thể thêm thanh bên mới từ Jannah> Tùy chọn chủ đề> Thanh bên> Thêm thanh bên tùy chỉnh .
7.6. Đặt trang chủ của bạn
Bạn có thể đặt bất kỳ trang nào làm Trang trước cho trang web của mình theo hai cách:
7.6.1. Trực tiếp từ trang
Bên cạnh Trình tạo tuổi P và bên dưới hộp Thuộc tính trang, bạn sẽ tìm thấy Jannah - Frontpage blox.
8. Chỉnh footer website
Footer là khu vực hiển thị thông tin tham khảo, hiển thị những chuyên mục quan trọng, thông tin giới thiệu về công ty hoặc các tuyên bố quyền sở hữu. Ví dụ: footer của Brandee, Vnexpress và Tinhte
|
Bạn vào Jannah => Theme option => Footer để chọn cách hiển thị Footer
![]() |
Tiếp theo, vào Giao diện => Widget => vào chỉnh nội dung trong footer
![]() |
9. Chỉnh logo website
Truy cập trực tiếp website ứng dụng để thiết kế logo miễn phí https://www.designevo.com/ hoặc bạn có thể dùng Canva hoặc tailorbrands.com (có cách design và tải logo miễn phí)
![]() |
10. Chỉnh header
![]() |
11. Thiết lập web điện thoại
Để tối ưu website trên điện thoại, các bạn Đăng nhập vào website TênMiềnCủaBạn/admin vào Theme Options > Mobile
![]() |
Mobile Settings (Cài đặt di động )
Vô hiệu hóa Phản hồi - bật / tắt Phản hồi trên các kích thước màn hình nhỏ như máy tính bảng và điện thoại di động.
Mobile Header (Tiêu đề di động)
Chọn giữa vị trí logo mặc định hoặc logo định vị ở giữa, bạn cũng có thể dán thanh tiêu đề di động bằng cách chọn trong tùy chọn Chú ý tiêu đề
Menu mobile (Menu di động)
- Menu di động - bật / tắt menu di động - nếu bị tắt, biểu tượng menu di động sẽ không hiển thị trong tiêu đề trang web.
- Bố cục menu di động - Chọn giữa mặc định (chiều rộng: 300px) và menu di động toàn băng thông.
- Hiển thị biểu tượng văn bản menu bên cạnh - hiển thị / ẩn văn bản menu hiển thị bên cạnh biểu tượng menu.
- Các mục cha mẹ dưới dạng liên kết - Nếu bị tắt, các mục trình đơn cha mẹ sẽ chỉ chuyển các mục con.
5. Hiển thị các biểu tượng - hiển thị / ẩn biểu tượng bên cạnh các liên kết nếu tồn tại.
6. Đăng nhập - hiển thị / ẩn nút đăng nhập.
7. Giỏ hàng - hiển thị / ẩn biểu tượng giỏ hàng.
8. Thông báo BuddyPress - hiển thị / ẩn biểu tượng thông báo BuddyPress.
9. Tìm kiếm - hiển thị / ẩn thanh tìm kiếm như trong hình ảnh trước.
10. Biểu tượng xã hội - hiển thị / ẩn biểu tượng xã hội phía trên thanh tìm kiếm như trong hình ảnh trước.
Di động - bạn có thể chỉ định một menu tùy chỉnh cho thiết bị di động, từ danh sách chọn thả xuống, chọn một từ các menu bạn đã tạo trước đó. Ngoài ra, bạn có thể bao gồm điều hướng phụ với điều hướng chính bằng cách chọn Menu điều hướng chính và điều hướng phụ từ danh sách thả xuống.
Single Post Page (Trang bài duy nhất)
Nén nội dung bài đăng và hiển thị thêm nút
Mobile element (Yếu tố di động)
Ẩn bên trên Quảng cáo tiêu đề - hiển thị / ẩn bên trên quảng cáo tiêu đề.
Ẩn quảng cáo tiêu đề - hiển thị / ẩn quảng cáo tiêu đề.
Ẩn bên dưới quảng cáo tiêu đề - hiển thị / ẩn bên dưới quảng cáo tiêu đề.
Ẩn phía trên Quảng cáo chân trang - hiển thị / ẩn phía trên quảng cáo chân trang.
Hide Header Breaking News - hiển thị / ẩn tin tức phá vỡ tiêu đề.
Ẩn tất cả các thanh bên - hiển thị / ẩn tất cả các thanh bên.
Ẩn phương tiện truyền thông trên Instagram Footer - hiển thị / ẩn phương tiện Instagram trên chân trang.
Ẩn Footer - hiển thị / ẩn chân trang web.
Ẩn vùng bản quyền - hiển thị / ẩn thanh vùng bản quyền bên dưới chân trang.
Ẩn Breadcrumbs - hiển thị / ẩn trang web Breadcrumbs.
Ẩn nút chia sẻ bài đăng trên - hiển thị / ẩn bên trên nút chia sẻ bài viết.
Ẩn bên dưới Nút chia sẻ bài viết - hiển thị / ẩn bên dưới nút chia sẻ bài đăng.
Ẩn bên dưới Đăng bản tin - hiển thị / ẩn bên dưới đăng bản tin
Ẩn bên dưới bài viết Liên quan bài viết - hiển thị / ẩn bên dưới bài viết liên quan bài viết.
Ẩn bên dưới Hộp tác giả bài - hiển thị / ẩn bên dưới hộp tác giả bài.
Ẩn bên dưới Bài đăng tiếp theo / Trước bài viết - hiển thị / ẩn bên dưới bài đăng tiếp theo / bài viết trước.
Nút Ẩn Quay lại trên cùng - hiển thị / ẩn trở lại nút trên cùng.
Nút chia sẻ di động 5.Sticky
Nút chia sẻ di động dính - bật / tắt nút chia sẻ di động dính.
Bạn có thể hiển thị / ẩn từng nút sau:
Google+
StumbleUpon
Tumblr
Vkontakte
Odnoklassniki
Túi
Điện báo
Viber
|
|
|
|
|
12. Tạo menu mobile như app
Cài plugin Navbar menu để tạo menu liên hệ cho mobile như trên website brandee.edu.vn
Hướng dẫn nhanh qua Video
Hướng dẫn chi tiết:
Bước 01: Tải plugin về máy tính
Bước 02: Cài đặt plugin và kích hoạt plugin để sử dụng. Vào Plugin => Cài mới => Tải file ở bước 1 lên => Cài đặt => Kích hoạt
Bước 03: Đọc hướng dẫn thiết lập (link) để tiến hành thiết lập menu
Tải danh sách icon menu đẹp để dùng cho website (link)
Cấu trúc link
Link trang chủ: lấy trang chủ website bạn, ví dụ trang chủ website Brandee là: https://brandee.edu.vn/
Link gọi điện: tel: +84932535927 (đổi thành số điện thoại của bạn)
Link chat fanpage: https://www.messenger.com/t/brandee.edu.vn (đổi đường dẫn brandee.edu.vn sang đường dẫn đuôi fanpage bạn)
13. Việt hoá theme Jannah
Vì theme viết cho người English sử dụng nên có một số thuật ngữ là Tiếng Anh, khi cài các bạn cần chuyển thành tiếng Việt mới sử dụng tốt theme và thân thiện hơn với người dùng.
Việt hoá bằng chức năng có sẵn trong theme:
Việt hoá bằng chuyển ngôn ngữ tiếng Anh sang tiếng Việt
Để có thể chỉnh sửa website một cách dễ dàng, bạn nên chỉnh sang tiếng Việt để dễ sử dụng.
a, Chỉnh sửa trong cài đặt
Bước 1: Vào Setting >> General >> Site Language >> Đổi English thành Tiếng Việt
Bước 2: Bấm Save Changes.
Việt hoá bằng plugin dịch bên ngoài:
Tải Plugins Loco Translate
Mục đích: Vì có nhiều theme không hỗ trợ dịch sẵn nên cần sử dụng plugin Loco Translate sẽ giúp chuyển sang Tiếng Việt, giúp cho bạn dễ dàng sử dụng hơn.
Cách cài đặt:
Bước 1: Chọn Gói mở rộng >> Cài mới
Bước 2: gõ tên ứng dụng vào mục tìm kiếm, sau khi hiện lên plugins Loco Translate ta chọn Cài đặt > Kích hoạt
Hướng dẫn plugin:
14. Thay đổi Info & Avatar
Để hiển thị thông tin tác giả đầy đủ như hình bên dưới
Bước 01: Thêm thông tin giới thiệu về tác giả
Truy cập vào khu vực Thành Viên >> Hồ Sơ Của Bạn >> kéo chuột xuống khu vực Tiểu sử >> và điền thông tin giới thiệu về tác giả.
Bước 02: Đổi Avatar của tác giả
Chủ đề sử dụng Gravatar để hiển thị avatar người dùng. để tạo hoặc thay đổi Gravatar của bạn:
Nếu bạn chưa bao giờ thiết lập tài khoản Gravatar:
Đăng ký / đăng nhập vào Gravatar . Khi đăng ký, hãy sử dụng địa chỉ email CÙNG được liên kết với Hồ sơ người dùng WordPress của bạn.
Tải ảnh của bạn lên và liên kết nó với địa chỉ email cụ thể đó.
Nếu bạn đã đăng ký tại gravatar.com, hãy làm theo các bước sau:
Nhấp chuột vào Gravatars của tôi.
nhấp vào trên Thêm một Email mới.
Sau đó, bạn sẽ cần phải nhấp vào trên Thêm Thêm hình ảnh mới.
Tải lên một hình ảnh.
Sau đó chọn địa chỉ email, sau đó chọn hình ảnh của bạn từ phía dưới. Bây giờ nó được liên kết với địa chỉ email đó. Nhấp vào để lưu.
Sẽ mất khoảng 5-10 phút để tuyên truyền trên internet, và sau đó sẽ xuất hiện trên trang web.
📚 Lưu ý: 1. Nội dung này là phần chuyên sâu, học viên chỉ cần xem để tham khảo. Chỉ khi làm theo sau khi đã hoàn thiện việc thiết kế bố cục trang home, logo, header, foooter, widget. 2. Nội dung khu vực này Brandee đã sử dụng lại của tác giả sampres.com vì nội dung chi tiết và khá đầy đủ. Bạn có thể xem trực tiếp phần này ở website của tác giá sampres.com (link) |
Lưu ý : Trong trường hợp bạn cần chỉ định một hình ảnh tùy chỉnh cho tác giả của mình, hãy kiểm tra plugin này .
15. Thay đổi font chữ đẹp
Font chữ website nên chọn font chữ dễ nhìn, dễ đọc trên mobile. Đặc biệt nên chọn font chữ mà Faceook, Zalo và Instagram đang dùng.
16. Tăng tốc web WordPress
Nội dung chi tiết bài học:
00:08:32 - 00:16:28, Công cụ kiểm tra tốc độ website
https://tools.pingdom.com/
https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights/
00:16:29- 00:21:32, Tăng tốc webite bằng cách tắt Footer
00:21:33 - 00:39:09, Tăng tốc website bằng plugin wp-rocke
Tại sao phải tăng tốc website?
Gần đây Google đã chính thức công bố việc tốc độ trang website sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng từ khóa khi được tìm kiếm trên mobile, còn đối với máy tính thì đã được áp dụng từ năm 2010. “Speed Update” sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến những trang web có tốc độ tải chậm, và sẽ không có trang website chính thức nào kiểm tra rằng bạn sẽ bị ảnh hưởng hay không? Thay vào đó họ đưa ra lời khuyên:
Chúng tôi khuyến khích các quản trị hãy xem xét tới hiệu xuất trang web điều này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng.
Ngoài ra. Một trang web có tốc độ tải chậm vẫn có thể có thứ hạng cao nếu như nội dung của bài viết đó đáp ứng tốt cho những thông tin mà người dùng muốn tìm kiếm để biết chi tiết bạn có thể xem trực tiếp tại đây.
Theo thống kê từ hơn 1 triệu trang web gần đây của Aberdeen Group thì tốc độ tải trang chậm hơn 1 giây bạn sẽ:
Số lần xem trang ít hơn 11%
Giảm 16% sự hài lòng của khách hàng
7% mất trong chuyển đổi
Ngoài ra, nhu cầu của người dùng internet mong muốn gì ở một trang web họ sắp truy cập?
47% người muốn một trang tải trong 2 giây hoặc ít hơn
40% sẽ rời khỏi trang web của bạn nếu phải mất 3 giây để tải
52% người cho rằng tốc độ tải trang là yếu tố quyết định cho việc tạo lòng trung thành của khách hàng
Tối ưu hóa tốc website là công việc mà bắt buộc chúng ta phải làm, nếu như bạn không thể làm có thể nhờ hoặc thuê người khác làm giúp bạn, vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng và doanh thu của bạn trong tương lai.
Bây giờ, bạn đã biết lí do tại sao cần phải tăng tốc trang website của mình, hãy đọc và khám phá cách tôi cải thiện hiệu năng cho đánh giá lớn thế nào nhé.
Kiểm chứng cho việc tăng tốc website
Để làm được điều này tôi đã áp dụng đến 35+ phương pháp tăng tốc website wordpress để kiểm chứng cho việc, chúng ta có thể hoàn toàn xử lý được vấn đề này, Trên thực thế tốc độ trang đã được giảm đáng kể xuống chỉ còn 2.47s.
Tốc độ tải trang trước khi áp dụng các phương pháp tối ưu hóa:
Tốc độ tải trang sau khi áp dụng các phương pháp tối ưu hóa:
Và đấy chưa phải là tất cả?
Trước khi thực hiện các kỹ thuật tăng tốc website?
Để đảm bảo an toàn cũng như kiểm tra mức độ hiệu quả của công việc thì chúng tôi đã chuẩn bị sẵn cho bạn những phương án để cũng như việc phòng tránh những dủi do có thể xảy ra, trên thực tế nó rất khó có thể xảy ra.
Sao lưu dữ liệu
Điều quan trọng và nên làm là hãy sao lưu lại dữ liệu của bạn để tránh bị phá vỡ cấu trúc website do nhầm lẫn, để sao lưu bạn có thể sử dụng BackWPup và bay giờ dữ liệu đã được đảm bảo, chúng ta cùng khám phá những thủ thuật để max speed trang web của bạn.
Công cụ kiểm tra
Để đảm bảo cho quá trình kiểm tra cũng như việc đo lường mức độ hiệu quả chúng ta cần sử dụng đến một số công cụ chuyên dụng và đây là những gì tôi khuyên bạn nên sử dụng.
Kiểm tra tốc độ bằng website Ping Dom
Pingdom là một công cụ đo tốc độ dành cho quản trị viên muốn kiểm tra hiệu xuất cũng như những thay đổi trên website của mình, trong công cụ có sẵn những mẹo để bạn nhận những yếu tốt nào ảnh hưởng đến tốc độ web cũng như cách khắc phục.
Với công cụ này hãy lựa chọn vị trí quốc gia gần nhất với bạn, ở đây chúng ta chủ yếu các website ở viện nam vậy bạn hãy chọn “Melbourne, Australia” để đảm bảo tốc độ đo chính xác nhất.
Kiểm tra tốc độ bằng web PageSpeed Insights
PageSpeed Insights là công cụ đo tốc độ trang website chính thức của google, để giúp quản trị viên có thể tối ưu hóa website của mình theo quy chuẩn chung của google, để sử dụng bạn chỉ cần nhập trang website và ấn vào “Phân tích“.
Hình ảnh đo tốc độ website trên công cụ PageSpeed Insights của google
Tại đây bạn có thể kiểm tra xem những file nào ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ website cũng như làm sao để khắc phục nó. Bất kể kết quả nào, hãy nhớ rằng bạn nên cố gắng cải thiện điểm số của mình tốt nhất, và không nhất thiết phải cố gắng tối ưu điểm số trang của bạn lên 100/100.
Tại sao?
Bởi vì nếu bạn cố gắng để đạt được một trình độ hoàn hảo, hai điều sẽ xảy ra:
Tốn nhiều quá nhiều thời gian và công sức của bạn
Bạn sẽ cố gắng phát điên lên
Nó sẽ không làm giá trị trang website của bạn tăng
Vì xét cho cùng Google tối có những thang điểm này cũng chỉ có mục đích duy nhất là phục vụ người dùng, rất khó để đạt được tuyết đối tháng điểm này, vậy nên hãy kiểm tra nó bằng chính trình duyệt của bạn.
Nếu trang web của bạn tải dưới 3 giây với Pingdom và Pagespeed insights trên 80 thì rất tốt rồi.
+35 Mẹo giúp tăng tốc website wordpress của bạn
a. Chọn Hosting tin cậy
WordPress hosting server là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ website của bạn, không phải tất cả những nhà cúng cấp hosting trên thị trường hiện nay đều tốt vì vậy chỉ nên sử dụng ở một số nhà cung cấp hosting đáng tin cậy, nếu ở việt nam tôi khuyên bạn lên sử dụng hosting của azdigi của thachpham.
Nhập mã NY2018-HOSTING để được giảm giá đến 30% các dịch vụ hosting cho dịp tết nguyên đán từ ngày 19/01/2018 đến 17/02/2018, ngoài ra trương trình này còn áp dụng cho khách hàng dùng thử miễn phí 7 ngày.
Một số nhà cung cấp shared hosting chất lượng uy tín ở nước ngoài như bluehost hay hawkhostnhững hosting này được tích hợp rất nhiều phương pháp để tăng tốc website wordpress của bạn. Nếu có điều kiện hãy mua hẳn gói doanh nghiệp để đảm bảo tốc hiệu xuất cao nhất.
Những loại hosting chính
Shared Hosting: Là loại hosting được chia sẻ với nhiều khách hàng khác, điều này có nghĩa nếu hàng web hàng xóm của bạn nhiều người truy cập sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ máy chủ dẫn đến việc làm chậm tốc độ web của bạn, loại này giá rẻ được sử dụng phổ biến nhất.
Virtual Private Server: Hay còn gọi là VPS đây là loại máy chủ ảo được sinh ra bởi máy chủ vật lý, vì thế tốc độ sẽ được cải thiện hơn rất nhiều, loại hosting phù hợp với những website/blog có lượng truy cập trung bình.
Dedicated Server: Máy chủ vật lý đây là loại mà bạn thuê cả một máy chủ riêng và toàn quyền sử dụng máy chủ đó loại hosting giá khá mắc chủ yếu dành cho những website có lượng truy cập cực lớn.
Hãy quyết định thuê gói hosting phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn, ở đây hầu hết chúng ta đều bắt đầu với gói Shared Hosting.
b. Chọn theme wordpress nhẹ
Bạn có thể dễ dàng tìm một theme wordpress miễn phí/trả phí ngoài kia, tuy nhiên họ tích hợp cả trăm nhiều tính năng để làm nổi bật chủ đề của họ điều này sẽ làm trang web rất chậm vì thế việc lựa chọn một theme wordpress nhẹ nhàng sạch sẽ giúp tốc độ được cải thiện dõ dàng, và tôi khuyên bạn nên chỉ lên sử dụng theme của những nhà cung cấp uy tín và bắt buộc phải tối ưu hóa chuẩn seo.
Vậy đâu là nhà cung cấp theme đáp ứng những yêu cầu cho nhẹ, tốc độ cao, chuẩn seo?
Sử dụng theme của StudioPress
Hay còn gọi là genesis framework theme là theme cực nhẹ được tối ưu hóa chuẩn seo dựa trên những hook, code, cấu trúc được định sẵn, sử dụng mẫu giao diện này bạn có thể tự tùy biến website một cách dễ dàng, để tải những mẫu theme genesis mới nhất này bạn có thể truy cập vào đây cũng như tìm một số bài hướng dẫn tùy biến trong chuyên mục thủ thuật theme genesis framework trên blog sampres dot com.
Sử dụng theme của ThriveThemes
Được biết đến với những plugin nổi tiếng như thrive content builder giúp bạn thiết kế landing pagedễ dàng và đẹp mắt có thể nói tôi là một fan hôm mộ với những plugin này, về cả mặt giao diện đến chức năng họ đều cho ra những sản phẩm tốt nhất chiếm lấy lòng tin của khách hàng, với những mẫu theme cũng vậy điểm mà khiến tôi thích thú nhất là năng tùy biến không giới hạn của nó giúp bạn tạo ra những trang web đẹp mắt và khác biệt.
Ưu điểm của theme này là tốc độ load nhanh, chuẩn seo, tùy biến không giới hạn.
c. Tối ưu hóa trang chủ
Việc sử dụng nhiều hiệu ứng, hình ảnh ngoài trang chủ, head, footer sẽ khiến trang website của bạn chở nên tệ hại vậy bạn nên kiểm tra kỹ các tiện ích ở khu vực này để đảm bảo nó sẽ làm ảnh hưởng đến tất cả các trang con, hãy loại bỏ những thành phần không cần thiết như silide ảnh, banner, hình ảnh và mọi thứ có thể ảnh hưởng đến hiệu xuất trang web.
Với những website dạng blog thì có thể giảm nhỏ hình ảnh đại diện bài viết ngoài trang chủ
Thay vì để ảnh kích thước quá lớn chiếm nhiều diện tích website
Để thực hiện việc này đối với theme genesis chỉ cần truy cập vào wordpress admin chọn Genesis > Theme Setting
Trong phần “Content Archives” mục “Include the Featured Image?” chọn chế độ hiển thị hình ảnh 150×150 là đẹp.
Ngoài ra, việc xóa các hiệu ứng popup cũng cải thiệu tốc độ dõ dẹt.
d. Loại bỏ plugin không cần thiết
Bạn có thể kích hoạt nhiều plugin trên trang website của mình tuy nhiên chúng có thể gây ra nhiều vấn đề lớn về hiệu suất nếu bạn không chọn lọc cẩn thận để sử dụng vì không phải plugin nào cũng tốt hay nói cách khác một số plugin rất nặng, nhiều trường hợp bạn sử dụng nhiều plugin cùng chúng một mục đích tạo cache như wp rocket và wp total cache điều này là không cần thiết.
Vậy bạn nên làm gì với đống plugin của mình?
Gỡ bỏ những plugin cùng một công dụng
Gỡ bỏ những plugin không cần thiết
Gỡ bỏ những plugin gây nặng website
Và chỉ để lại những plugin mà thực sự cần thiết để website hoạt động được bình thường, để gỡ bỏ những plugin không dùng chỉ cần truy cập vào phần admin > plugin và gỡ.
Đối với những plugin bắt buộc phải sử dụng thì hãy cập nhật lên phiên bản mới nhất để đảm bảo mọi hoạt động của trang web được chạy tốt nhất.
Lời khuyên dành cho bạn là hãy có gắng sử dụng càng ít plugin càng tốt, và nếu như bạn biết về code có thể tự code và tối ưu nó thay vì muốn sử dụng một chức năng nhỏ mà đi cài hẳn 1 plugin cho nó ví dụ như thêm nút back to top vào website wordpress.
e. Tối ưu hóa nút chia sẻ mạng xã hội
Các plugin chia sẻ mạng xã hội đa phần đều sử dụng rất nhiều JavaScript điều đó làm cho trang web của bạn tải chậm hơn để khắc phục vấn đề này bạn có thể tìm những plugin chia sẻ mạng sã hội đơn giản và nhẹ như Social Share Buttons – Social Pug để đạt được hiệu xuất cao nhất.
Vậy bạn có lên sử dụng nút chia sẻ mạng xã hội không?
Các tín hiệu xã hội có thể không đóng vai trò trực tiếp trong việc xếp hạng trang web của bạn. Tuy nhiên, các phiếu bầu xã hội tạo ra để góp phần tăng độ uy tín cho website của bạn đặc biệt là tăng chỉ số domain rating. Vì vậy, đừng ngại khi đặt nút chia sẻ trên mạng xã hội nổi bật trên trang web của bạn, thực tế một nghiên cứu của BrightEdge cho thấy các nút chia sẻ xã hội nổi bật có thể làm tăng chia sẻ xã hội lên 700%.
f. Quản lý comment trên blog của bạn
Xóa comment spam
Việc có quá nhiều bình luận được gắn spam sẽ làm nặng file database của bạn đây là một nguyên nhân khiến blog bạn trở nên chậm chạp hơn. Với những blog lớn hằng ngày có tới hàng trăm bình luận spam nguyên nhân đến từ những spamer sử dụng phần mềm GSA để thâu tóm backlink để khác phục vấn đề này bạn có thể sử dụng một số plugin ngăn chặn spam như akismet hoặc bạn có thể xóa trực tiếp trong phần quản trị của admin.
Sử dụng plugin thrive comment
Sử dụng plugin thrive comment là một cách để giảm đáng kể thời gian tải trang của bạn, đối với những website lớn có hàng trăm bình luận trên 1 trang vậy người dùng tải trang bắt buộc phải tải cả bình luận vì vậy nó làm trang web của bạn chậm dần, và thrive comment đã khắc phục được điều này bằng cách sử dụng việc tải bình luận chậm hay còn gọi là khi người dùng đọc hết bài viết thì comment mới tự động load.
Ngoài ra, bạn có thể cài đặt khi người dùng click để load bình luận và phân trang bình luận, để kiểm tra điều này bạn có thể truy cập vào đây. và đây là giao diện cài đặt của thrive comments.
Để cài đặt plugin này vui lòng liên hệ tôi tại địa chỉ Facebook: Vũ Đức Mạnh
g. Quản lý hình ảnh trong wordpress
Sử dụng định dạng ảnh chính xác
Hai định dạng ảnh tốt nhất là jpeg và png, để biết khi nào sử dụng trước tiên bạn phải biết một chút về các định dạng này. Tóm lại, png khác với jpeg vì nó không nén trong khi jpeg có thể nén được.
Vậy ưu điểm và nhược điểm của nén ảnh là gì?
Hình ảnh được nén sẽ mất một số thông tin dẫn đến việc chất lượng ảnh sẽ bị giảm tuy nhiên chúng nhỏ hơn nên tải nhanh hơn
Hình ảnh chưa được nén sẽ có kích thước lớn chất lượng cao nhưng sẽ mất thời gian tải vì kích thước tập tin khá lớn
Vậy làm gì để quyết định định dạng ảnh của bạn?
Nếu ảnh hoặc hình ảnh có nhiều mầu sắc tôi sử dụng định dạng JPEG
Ngược lại với hình ảnh đơn giản như ảnh màn hình thì tôi để định dạng PNG
Thay đổi kích thước trước khi tải lên
Nếu như bạn sử dụng các hình ảnh trên internet thì hầu hết kích thước của chúng đều rất lớn điều này sẽ làm thời gian tải trang tăng đáng kể để khắc phục điều này trước khi tải hình ảnh lên web hãy giảm kích thước của chúng, bạn có thể dùng phần mềm phổ biến như photoshop với chế độ crop hoặc resize images.
Hoặc có thể sử dụng công cụ thay đổi kích thước ảnh online dưới đây, và đừng quên kích thước chuẩn của wordpress là 600 đến 900px.
Nén ảnh trước khi tải lên website bằng tinypng
Tôi có thói quen là nén ảnh trước khi tải lên web điều này sẽ giúp tôi quản lý dung lượng ảnh dễ dàng, và thông thường mỗi file ảnh được nến tại đây có thể giảm xuống đến 60% có nghĩa là tốc độ load sẽ nhanh hơn rất nhiều.
Để sử dụng công cụ này đầu tiên hãy truy cập vào địa chỉ https://tinypng.com tiếp sau đó ấn vào biểu tượng “Drop your .png or .jpg files here!” và chọn đến file cần nén.
Bức nảnh này tôi đã nén được từ 295kb xuống chỉ còn 97kb sau 3 lần nén.
Ưu điểm khi nén ảnh bằng tinypng
Khả năng nén ảnh rất tốt giảm đáng kể dung lượng
Có thể nén nhiều ảnh một lúc
Có thể nén nhiều lần trên một ảnh
Nén ảnh không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng ảnh
Và cuối cùng là kích thước ảnh được cho là tốt nhất khi upload lên website là khoảng dưới 100kb.
Sử dụng plugin để nén ảnh
Tối ưu hóa hình ảnh là cách dễ dàng và nhanh chóng nhất để bạn tăng tốc website của mình, có một vấn đề lớn mà đa số chúng ta mắc phải đó là sử dụng hình ảnh có kích thước rất lớn chưa được tối ưu hóa, ngay cả tôi cũng đã mắc phải bạn có thể xem những bài viết trước của tôi, hình ảnh đều rất lớn có những ảnh dung lượng lên cả mấy nghìn kb, để khắc phục vấn đề này bạn có thể sử dụng những plugin nén ảnh tốt nhất như EWWW Image Optimizer hoặc ShortPixel Image Optimizer đây là những plugin nén ảnh cũ trên web số lượng lớn miễn phí.
Ở đây tôi hay sử dụng EWWW Image Optimizer vì nó cho phép nén ảnh số lượng lớn trên, để sử dụng bạn cần cài đặt và kích hoạt là có thể sử dụng được rồi.
Truy cập vào Admin > Media > Bulk Optimize
rồi ấn vào “Scan for unoptimized images”
Ở phiên bản miễn phí bạn chỉ có thể nén được ảnh ở chế độ “Lossy Compression” đối với định dạng png, và “Lossless Compression” tuy nhiên với chế độ này bạn có thể giảm được đến 30% dung lượng ban đầu rồi, nếu có điều kiện có thể nâng cấp thêm chức năng “Maximum Lossy Compression” cho hiệu xuất tốt nhất.
h. Sử dụng bộ nhớ Cache
Bộ nhớ caching là phương pháp phổ biến nhất giúp cải thiện đáng kệ tốc đọ website của bạn, chỉ cần sau khi cài đặt lên web tốc độc sẽ được cải thiện từ 2 đến 3 lần vì vậy chúng tôi đã chuẩn bị sẵn cho bạn 2 plugin mà phổ biến nhất hiện nay sẽ được đính kèm trong phần dưới.
Tại sao nên dùng bộ nhớ đệm?
Giúp cải thiện đáng kể tốc độ website của bạn
Giảm tải dữ liệu trên máy chủ của bạn
Tăng thứ hạng website trên google (Tốc độ tải trang tốt hơn đồng nghĩa việc google có thể xem trang bạn tốt hơn)
Tăng trải nghiệm người dùng
Nguyên lý hoạt động của caching?
Khi người dùng truy cập vào trang wordpress được xây dựng bằng PHP máy chủ sẽ truy xuất dữ liệu từ MySQL và các file hệ thống PHP sau đó sẽ hiển thị nội dung Html ra trình duyệt, mỗi lần người dùng truy cập đều phải trải qua quá trình dài và liên tục.
Vậy sử dụng bộ nhớ caching thay vì phải trải qua trình tái tạo lại toàn bộ trang mỗi lần truy cập, những plugin caching này sẽ tự động tạo ra sẵn một bản sao trang web sau lần truy cập đầu tiên và sau đó người dùng sẽ sử dụng phiên bản đó cho những lần tiếp.
Và những gì bạn cần làm là cài đặt kích hoạt 1 trong 2 plugin bên dưới. Chúng ta tiếp tục nào :)!
WP Rocket – Trả phí
WP Rocket là một plugin trả phí cho phép bạn tạo cache để tăng tốc website, nếu bạn đang sử dụng một trang wordpress muốn tăng tốc trang web của mình thì WP Rocket sẽ là lựa trọn tốt nhất dành cho bạn.
Những ưu điểm của plugin này:
Ngoài chức năng tạo bộ nhớ đệm caching, wp rocket còn rất nhiều tính năng cao cấp khác để cải thiện tốc độ web
Việc cài đặt và cấu hình rất đơn giản chỉ trong một cú nhất chuột
Hỗ trợ sẵn các cài đặt tăng tốc với Cloudflare mà tôi sẽ nói ở phần cuối của bài viết
Giá cả tương đối phải chăng chỉ với 49$ sử dụng cho một trang web
Hỗ trợ xóa dữ liệu caching cữ, tối ưu hóa cơ sở dữ liệu trong tab database
Và còn nhiều chức năng khác bên trong nó
Để cài đặt plugin này bạn có thể tìm đọc bài viết hướng dẫn sử dụng wp rocket trong phần cuối trang tôi có để liên kết download plugin hoàn toàn miễn phí.
WP Total Cache – Miễn phí
W3 Total Cache là plugin hỗ trợ tăng tốc website chuyên nghiệp và miễn phí với những tính năng chuyên dụng như tạo page cache, database cache, object cache.
Những ưu điểm của plugin này:
Hoàn toàn miễn phí
Hỗ trợ tạo bộ nhớ đệm trang web tốt
Nhiều tùy chọn nén khác nhau như page cache, database cache…
Tuy nhiên, so sánh với wp rocket thì plugin này còn thiếu rất nhiều tính năng như lazy loading, mobile cache v.v vậy nên bạn vẫn phải cài đặt một số plugin khác.
i. Kích hoạt tính năng nén GZIP
Tính năng nén Gzip là gì?
Bạn có thể hiểu nôm la Gzip là tính năng nén dữ liệu trên một server, thông thường một sever trả về cho trình duyệt ở trạng thái không nén, điều quan trọng là sau khi bạn bật chức năng này có thể giảm dung lượng web lên đến 70% điều này sẽ khiến tốc độ website của bạn sẽ nhanh hơn rất nhiều.
Để kiểm tra xem nén GZIP đã được kích hoạt chưa bằng cách sử dụng công cụ Check GZIP compression.
Những ưu điểm khi bật tính năng này
Nén dữ liệu web khiến trang web tải nhanh hơn
Giảm thiểu lỗ hỏng ,vỡ trên đường truyền vì lý do phân mảnh các request
Nâng cao trải nghiệm người dùng
Nâng cao thứ hạng trên trên công cụ tìm kiếm
|
AddOutputFilterByType DEFLATE text/plain |
|
AddOutputFilterByType DEFLATE text/html |
|
AddOutputFilterByType DEFLATE text/xml |
|
AddOutputFilterByType DEFLATE text/css |
|
AddOutputFilterByType DEFLATE application/xml |
|
AddOutputFilterByType DEFLATE application/xhtml+xml |
|
AddOutputFilterByType DEFLATE application/rss+xml |
|
AddOutputFilterByType DEFLATE application/javascript |
|
AddOutputFilterByType DEFLATE application/x-javascript |
view raw.htaccess hosted with ❤ by GitHub
|
<ifModule mod_gzip.c> |
|
mod_gzip_on Yes |
|
mod_gzip_dechunk Yes |
|
mod_gzip_item_include file .(html?|txt|css|js|php|pl)$ |
|
mod_gzip_item_include handler ^cgi-script$ |
|
mod_gzip_item_include mime ^text/.* |
|
mod_gzip_item_include mime ^application/x-javascript.* |
|
mod_gzip_item_exclude mime ^image/.* |
|
mod_gzip_item_exclude rspheader ^Content-Encoding:.*gzip.* |
|
ifModule> |
view raw.htaccess hosted with ❤ by GitHub
Làm thế nào để bật tính năng nén Gzip?
Nếu như bạn đang sử dụng WP Rocket hoặc WP Total Cache chúng sẽ tự động kích hoạt tính năng nén GZIP cho bạn, ngoài ra nếu như bạn không sử dụng wordpress, có thể liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp hosting bảo họ kích hoạt tính năng này hoặc xem hướng dẫn bên dưới đây.
Hướng dẫn bật tính năng nén Gzip trên file .htaccess
.htaccess là file cấu hình mặc định của Apache, trong nhiều trường hợp web hosting của các bạn đã ẩn file này, để hiển thị trong cpanel bạn sẽ làm như sau tuy cập vào trình quản trị hosting canel của bạn rồi nhấn vào quản lý file > cài đặt > Hiển thị tệp ẩn (dotfiles) rồi ấn vào lưu lại.
Tiếp theo, hãy copy toàn bộ code bên dưới và dán vào file .htaccess và để tranh tình trạng xảy ra lỗi do ấn nhầm hãy sao lưu lại dữ liệu trước khi thực hiện.
Hoặc nếu trường hợp không được:
Lưu ý: Thông thường thì một số nhà cung cấp hosting ở việt nam đã bật sẵn tính năng này, vì vậy để thực hiện việc này hiệu quả hãy chắc chắn là web của bạn chưa nén Gzip, để kiểm tra bạn có thể kéo lên phía trên.
k. Tối ưu hóa cơ sở dữ liệu
Tối ưu hóa cơ sở dữ liệu hay còn gọi là xóa dữ liệu không dùng đến, đây là một trong những cách để tăng tốc trang web mà không phải ai cũng biết, nếu bạn như vậy? Có thể bạn sẽ muốn làm theo những hướng dẫn dưới đây.
Một trong những plugin tôi khuyên bạn lên sử dụng là WP Optimize vì nó hoàn toàn miễn phí. Và nó rất dễ để sử dụng, ngay sau khi cài đặt và kích hoạt WP Optimize lên rồi click vào “Run all selected optimizations“.
Ngoài ra, nếu đang sử dụng wp rocket bạn có thể kích hoạt tính năng này thông qua mục “Database“.
l. Thêm hiệu ứng LazyLoad hình ảnh & video
Để tạo ra một trang web chất lượng bạn phải sử dụng nhiều hình ảnh và video. Trên thực tế thì việc này sẽ khiến trang website của bạn ngày càng chập hơn, vậy để khắc phục vấn đề này tôi khuyên bạn nên sử dụng chức năng tải sau hình ảnh và video hay còn gọi là hiệu ứng “LazyLoad“.
Cách bật tính năng LazyLoad
LazyLoad có nghĩa là chỉ có hình ảnh đang hiện trên màn hình trình duyệt của khách truy cập được mới tải, điều này không chỉ giúp tốc độ website của bạn nhanh hơn mà nó còn tiết kiệm băng thông bằng cách tải ít dữ liệu khi người dùng không di chuyển xuống.
Để bật tính năng này bạn có thể sử dụng WP Rocket bằng cách truy cập vào Dashboad > Setting > WP Rocket
trong phần “LazyLoad” hãy tích vào toàn bộ rồi ấn vào “Lưu lại“.
Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng plugin WP Total Cache để thực hiện việc này tất cả các chức năng đều tương tự nhau.
Lưu ý: Đôi khi hiệu ứng lười tải này có thể làm cho trang web của bạn cảm thấy khó xem ảnh hơn. Vì vậy, hãy kiểm tra nó cẩn thận và nếu bạn không thích bạn có thể tắt lười cho hình ảnh.
m. Nén các tệp JavaScript, CSS và Html
Đa phần việc làm cho trang website của bạn chạy chậm là do việc tải các tệp JavaScript hoặc CSS một cách không hiệu quả, mà đáng lẽ ra những tệp này không cần tải những ký tự không cần thiết, điều này sẽ xảy ra 2 trường hợp một là làm chậm trang web của bạn và 2 là nó làm lãng phí nhiều tai nguyên từ những dữ liệu như:
Chặn phân cách
Ký tự không gian trắng
Ngắt dòng thụt lề
|
# Loại bỏ Query String trong WordPress |
|
function remove_cssjs_ver( $src ) { |
|
if( strpos( $src, '?ver=' ) ) |
|
$src = remove_query_arg( 'ver', $src ); |
|
return $src; |
|
} |
|
add_filter( 'style_loader_src', 'remove_cssjs_ver', 10, 2 ); |
|
add_filter( 'script_loader_src', 'remove_cssjs_ver', 10, 2 ); |
view rawfunctions.php hosted with ❤ by GitHub
Sử dụng tính năng Minifying
Để khắc phục vấn đề này bạn nên minifying để gỡ bỏ không gian từ các tệp tĩnh, cho phép các trình duyệt và các công cụ tìm kiếm xử lý nhanh hơn các tệp HTML, CSS và JavaScript. Thật may vì bạn không phải làm việc này chỉ cần sử dụng plugin WP Rocket.
Bằng cách truy cập vào Dashboad > Setting > WP Rocket
chuyển sang tab “Static Files” tìm đến mục “Minify files” chọn tất cả và click vào “Lưu lại” để hoàn tất quá trình.
n. Hoãn phân tích cú pháp của JavaScript
Tại sao chúng ta phải chì hoãn phân tích cú pháp của JavaScript? Bạn có thể hiều là thế này trì hoãn JavaScript là cách giảm thiểu số lượng JavaScript cần thiết để hiển thị ra trang và hoãn phân tích cú pháp của JavaScript khi không cần thiết cho đến khi cần thực hiện, sử dụng điều này sẽ giúp trang web của bạn chạy nhanh hơn.
Cách hoãn cú pháp JavaScript
Công việc này được thực hiện khá đơn giản bằng cách sử dụng plugin WP Rocket, hãy truy cập vào Dashboad > Setting > WP Rocket
chuyển sang tab “Static Files” tìm đến mục “Render-blocking CSS/JS” chọn tất cả và lưu lại.
Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng plugin Autoptimize để làm việc này một cách tương tự trong phần Settings » Autoptimize
.
Lưu ý: Bạn có thể hủy kích hoạt tính năng này nếu nhận thấy bất kỳ chức năng nào bị vỡ hay hỏng trực tiếp trên trang web của bạn.
o. Loại bỏ query string
Query string hay gọi là chuỗi truy vấn là một phương thức để hiển thị nội dung hoặc thông tin chi tiết về các phiên bản, chúng thường được sử dụng cho các tệp css và js, đối với các nhà phát triển sử dụng phương pháp này để cập nhật phiên bản mới ngay lập tức còn với người sử dụng việc này sẽ làm giảm hiệu nang trang website của bạn.
Khi chúng ta sử dụng chức năng nén trên máy chủ dịch vụ CDN, các tệp css và js sẽ được lưu vào dữ liệu tương tự như cache có khi đến vài tháng điều này sẽ làm khó khăn khi các nhà phát triển muốn cập nhật phiên bản mới cho đến khi các tệp tin kia hết hạn.
Hướng dẫn loại bỏ Query Sting
Để thực hiện việc này bạn có thể sử dụng plugin WP Rocket bằng cách truy cập vào Dashboad > Setting > WP Rocket
chuyển sang tab “Static Files” tìm đến mục “Remove query strings” chọn tất cả và lưu lại.
Loại bỏ Query Sting bằng các sử dụng code
Ngoài việc sử dụng WP Rocket cũng có rất nhiều cách khác trong đó việc sử dụng code trực tiếp, bạn sẽ không phải cài thêm bất kỳ plugin nào nữa, thực hiện việc này bằng cách chép toàn bộ mã code bên dưới rồi dán vào file functions.php trong thư mục child theme của bạn.
Ở đây tôi sử dụng theme của genesis thì đường dẫn mặc định sẽ là wp-content/themes/genesis-sample/functions.php
p. Tiết kiệm dung lượng SQL
Trong một thời gian dài sử dụng tệp database của bạn sẽ phát sinh ra rất nhiều rác điều này là do việc thực thi lệnh từ máy chủ gây lên, vì thế nếu không dọn dẹp nó thường xuyên có thể một ngày nào đó nó sẽ trở thành một đống rác thực sự vậy để khắc phục điều này bạn có thể cài đặt một số plugin chuyên dụng trong đó:
|
#disable hotlinking of images with forbidden or custom image option |
|
RewriteEngine on |
|
RewriteCond %{HTTP_REFERER} !^$ |
|
RewriteCond %{HTTP_REFERER} !^http(s)?://(www.)?sampres.com [NC] |
|
RewriteCond %{HTTP_REFERER} !^http(s)?://(www.)?google.com [NC] |
|
RewriteRule .(jpg|jpeg|png|gif)$ – [NC,F,L] |
view raw.htaccess hosted with ❤ by GitHub
Ngoài ra, mỗi lần bạn cài thêm 1 plugin nào đó nó sẽ tự động tạo thêm các dữ liệu cột trong table wp_options mà khi bạn gỡ plugin những dữ liệu này sẽ không bị xóa điều này sẽ khiến cho dữ liệu data của bạn ngàng càng nhiều để khắc phục bạn có thể sử dụng WP Options Editor để xóa các cột dữ liệu không còn sử dụng.
q. Ngăn chặn Hotlinking
Bạn đã chắc chắn rằng đã vô hiệu hóa tính năng hotlinking trên nội dung của bạn. Nếu không, về cơ bản “Hotlinking” hay còn gọi là leeching miễn phí truy cập vào băng thông của bạn. Các hình ảnh lớn nhiều người lấy sang trang web của họ và nhiều người truy cập sẽ tốn băng thông hơn, và chủ yếu được áp dụng cho hình ảnh, video hay tệp mp3 khiến bạn tốn thêm chi phí cho các máy chủ lưu trữ.
Hướng dẫn chặn hotlinking bằng file .htaccess
Bạn có thể ngăn chặn điều này bằng cách thêm mã sau đây vào tệp tin .htaccess
của bạn:
Lưu ý: Thay thế sampres.com thành tên địa chỉ trang web của bạn.
r. Sử dụng CloudFlare
Có thể bạn đã từng nghe nhiều về các dịch vụ CloudFlare nhưng chưa biết làm thế nào để cài đặt nó cho website của mình? Và giống như tôi đã đề cập trước đó, điều quan trọng là bạn phải lựa chọn một nhà cung cấp hosting đáng tin cậy và nhanh chóng, nhưng bạn cũng nên lưu ý rằng nó sẽ không giải quyết tất cả các vấn đề của bạn, vì vậy giải pháp tốt nhất là cài đặt dịch vụ CloudFlare.
CloudFlare là gì?
CloudFlare là một dịch vụ proxy trung gian cho website và điều phối lưu lượng truy cập thông qua lớp bảo vệ của CloudFlare. Vậy người dùng thay vì truy cập trực tiếp vào máy chủ thông qua địa chỉ máy chủ phân giải tên miền riêng thì chúng ta sẽ sử dụng máy chủ phân giải tên miền của CloudFlare và các khách truy cập sẽ phải đi qua máy chủ của CloudFlare để xem dữ liệu website thay vì xem trực tiếp.
Làm sao để cài CloudFlare?
Để bắt đầu với Cloudflare, bạn chỉ cần truy cập vào trang www.cloudflare.com và đăng ký cho mình một tài khoản. Sau đó, hệ thống sẽ hỏi bạn cần cài đặt cho trang web nào? Chỉ cần làm theo hướng dẫn của họ.
Sau khi đăng ký hoàn tất với Cloudflare, vào Setting > WP Rocket > CDN
và đánh dấu vào tab “Cloudflare” rồi lưu. Sau đó đi tới tab “Cloudflare” và cấu hình như dưới đây:
Lưu ý: Mỗi khi bạn sửa nội dung file css hay javascript, bạn nên kích hoạt chế độ “Development Mode” để nó không lưu cache các file tĩnh và như vậy bạn mới thấy sự thay đổi.
s. Sử dụng phiên bản PHP mới nhất (7.2)
PHP là ngôn ngữ lập trình mà WordPress sử dụng để chạy. Để đảm bảo rằng trang web của bạn hiệu quả nhất có thể, bạn cần phải cập nhật lên phiên bản mới nhất bất cứ khi nào nó được phát hành. Hiện tại, là phiên bản 7.1 vì vậy hãy chắc chắn để sử dụng nó.
Tại sao nên sử dụng PHP mới nhất?
Theo các bài kiểm tra được tiến hành bởi WPX , phiên bản PHP 7.1 cho hiệu xuất nhanh hơn gấp 150% so với phiên bản cũ PHP 5,6.
Dưới đây là cách kiểm tra PHP của bạn và nâng cấp nó nếu cần:
Tải về plugin Display PHP Version để xem phiên bản PHP nào bạn đang sử dụng.
Sử dụng PHP Compatibility Checker để kiểm tra xem theme và plugin của bạn có tương thích không?
Làm sao để nâng cấp lên PHP 7.1?
Để nâng cấp lên PHP 7.1 bạn chỉ cần truy cập vào Cpanel rồi tìm đến phần “Select PHP Version” .
Chọn phiên bản 7.1 và click vào nút “Set as Current“.
Thiết lập các Module giống hình bên dưới:
t. Fix các liên kết bị hỏng
Liên kết ngoài bị hỏng có thể không làm chậm trực tiếp trang web của bạn, nhưng chúng gây ra trải nghiệm người dùng không tốt. Tuy nhiên, các liên kết bị hỏng trong JavaScript, CSS và đường dẫn hình ảnh có thể sẽ khiến trang web của bạn chậm hơn một cách khó chịu.
Tôi sẽ không khuyên bạn nên cài đặt bất kỳ plugin WordPress nào để kiểm tra liên kết bị hỏng vì chúng có thể dẫn đến việc làm chậm trang web của bạn nhiều hơn. Thay vào đó, bạn nên sử dụng các công cụ như Sitebulb hoặc Screaming Frog SEO Spider. Nó cho bạn dùng thử miễn phí trong 2 tuần, đủ để bạn có thể hoàn thành công việc.
Lưu ý: Về lâu dài bạn sẽ cần sử dụng các công cụ này nhiều hơn để quản lý, vì tìm lỗi trên website của mình, hiện nay có khá nhiều bản crack của Screaming Frog SEO Spider để bạn trải nghiệm và nếu có điều kiện hãy mua phần mềm để ủng hộ tác giả nhé.
u. Tắt các tính năng WordPress mà bạn không cần
WordPress được trang bị một tấn các tính năng, một số tính năng này rất tuyệt vời, nhưng một số tính năng khác bạn sẽ chẳng bao giờ sử dụng đến, nhưng điều quan trọng là những tính năng này vẫn hoạt động song song điều này sẽ khiến tài nguyên máy chủ của bạn. Vậy để khắc phục điều này bạn chỉ cần sử dụng plugin WP Disable và tắt những tính năng không cần thiết.
Cách tắt chức năng không cần thiết wordpress
Lưu ý khi tắt tính năng wordpress
Emojis và Google Maps nên bị vô hiệu vì bạn không thực sự cần những tính năng này
Nếu bạn sử dụng nội dung và trình xây dựng trang bạn có thể vô hiệu hoá tự động lưu trong trình soạn thảo WordPress
Nếu bạn có nhận xét việc tải Gravatar có thể mất một chút thời gian bằng cách ẩn avatar trong phần bình luận bạn có thể thêm được chút tốc độ
v. Giảm yêu cầu HTTP bên ngoài đến mức tối thiểu
Bằng cách sử dụng nhiều plugin và theme WordPress sẽ giúp chúng tạo ra nhiều yêu cầu HTTP. Nếu điều đó đang xảy ra với các plugin của bạn thì trang của bạn sẽ gặp phải lỗi giảm tốc độ tải lớn, để khác phục điều này bạn có thể dễ dàng giảm các yêu cầu HTTP bên ngoài và giữ chúng ở mức tối thiểu bằng cách vô hiệu hóa những file mà không sử dụng.
Tuy nhiên bạn không thể loại bỏ hoàn toàn những vấn đề trên với các dịch vụ quan trọng như Google Analytics, Trình quản lý thẻ của Google, các tính năng từ Facebook. Do đó, hãy cân nhắc điều này một lần nữa, và nếu web của bạn tải dưới 2 giây, bạn đã thực hiện xuất sắc công việc của mình.
x. Tránh chuyển hướng trang đích
HTTP chuyển hướng từ URL này sang URL khác làm tăng thêm thời gian chờ đợi cho người dùng. Điều này hay mắc phải ở một số trang website hiện nay vậy để khắc phục điều này dưới đây là một vài mẹo nhỏ dành cho bạn.
Luôn sử dụng một phiên bản URL ưu thích ví dụ nếu bạn dùng phiên bản www thì đừng bắn liên kết từ những trang ngoài theo dạng http://
Hoặc các phiên bản http:// sẽ khác với https:// nhé vì no sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu xuất cũng như tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
Và nếu gần đây bạn đã cài đặt SSL, sau đó hãy sử dụng Really Simple SSL để chuyển hướng toàn bộ trang web của bạn sang https://
📚 Tham khảo: 1. Nội dung này là phần chuyên sâu, học viên chỉ cần xem để tham khảo. Chỉ khi làm theo sau khi đã hoàn thiện việc thiết kế bố cục trang home, logo, header, foooter, widget. 2. Nội dung khu vực này Brandee đã sử dụng lại của tác giả Hoàng Long vì nội dung chi tiết và khá đầy đủ. Bạn có thể xem trực tiếp phần này ở website của tác giá Hoàng Long (link) |
Phân tích Seo(Seo analysis): Sau khi bạn đã hoàn thành xong bài viết ở cuối bài viết sẽ có phần phân tích bài viết của bạn. Màu đỏ, vàng là những gợi ý bạn cần cải thiện, màu xanh tức là bạn đã tối ưu phần đó đến mức tốt nhất rồi nên không cần phải chỉnh sửa thêm phần đó.
Phân tích khả năng dễ đọc(Readability analysis): Tính năng này phân tích khả năng bài viết của bạn có dễ đọc hay không, vì mình viết 3-4 dòng thì mới cách đoạn nên không cần phải phần tích nhiều.
Nội dung quan trọng(Cornerstone content): Tính năng này cho phép bạn đánh dấu những nội dung quan trọng của post/page.
Bộ đếm các liên kết(Text Link Counter): Đếm các liên kết nội bộ trong post/page.
Sơ đồ trong XML(XML Sitemap): Thêm XML để lập chỉ mục tìm kiếm website trên các bộ máy tìm kiếm như google, bing,…
Tích hợp Ryle(Ryle intergration): Tính năng này giúp phát hiện website của bạn có nằm trong chỉ mục của google hay không.
Danh mục thanh quản trị(Admin bar menu): Hiển thị menu của Yoast ở trang quản trị.
Bảo mật không thiết lập nâng cao cho tác giả(Security: No advanced setting for author): Tính năng này giúp ngăn ngừa tác giả tự ý gỡ bài viết của bạn ra khỏi kết quả tìm kiếm.
Hiển thị bài viết trong kết quả tìm kiếm: Bạn chọn có để hiển thị bài viết trên kết quả tìm kiếm.
Hiển thị ngày đăng: Bạn chọn Hiện để hiển thị ngày đăng cho bài viết, đọc giả có xu hướng đọc những bài viết mới nhất từ đó tăng lượng truy cập cho website.
Hiển thị Yoast Seo trên Meta Box: Hiển thị mô tả của bài viết dưới tiêu đề.
Tiêu đề Seo: Tiêu đề + Dấu phân cách + Tiêu đề website,Ví dụ: Hướng dẫn cài đặt Plugin Yoast Seo(tiêu đề) -(dấu phân cách) bloghoanglong(tiêu đề website).
Thẻ mô tả: Để tự động hiển thị mô tả bạn nhập %tóm tắt(%excerpt).
Hiển thị chuyên mục trong kết quả tìm kiếm: Nếu bạn muốn hiển thị thì bạn nên đầu tư nội dung cho phần chuyên mục để tránh bị google đánh dấu là nội dung chuyên mục bị trống.
Phần tiêu đề seo bạn để theo cấu trúc tên danh mục + dấu phân cách + tiêu đề website.
Thẻ mô tả bạn để tự động hiện tóm tắt.
📚 Lưu ý: 1. Nội dung này là phần chuyên sâu, học viên chỉ cần xem để tham khảo. Chỉ khi làm theo sau khi đã hoàn thiện việc thiết kế bố cục trang home, logo, header, foooter, widget. 2. Nội dung khu vực này Brandee đã sử dụng lại của tác giả Wpcanban vì nội dung chi tiết và khá đầy đủ. Bạn có thể xem trực tiếp phần này ở website của tác giá Wpcanban (link) |
y. Giữ trang WordPress luôn được cập nhật
Có một lý do nào đó khiến bạn phải tắt thông báo cập nhật trên wordpress? Mỗi lần như vậy, Hệ thống cập nhật của WordPress và các plugin sẽ không nhận được các bản cập nhật mới trong tương lai, điều này sẽ ảnh hưởng trục tiếp đến hiệu xuất trang web của bạn.
Vì sao?
Đa số các bản cập nhật này được thiết kế để sửa lỗi, tăng cường tính bảo mật và nâng cao chức năng và cải thiện hiệu xuất. Vì vậy bất cứ khi nào có bản cập nhật mới được phát hành, bạn nên cập nhật cho trang web của mình. Nếu không, các plugin và trang web của bạn sẽ trở nên chậm chạp và bạn cũng có thể bị đe dọa bởi các vấn đề an ninh.
17. Cài và sử dụng Yoast SEO
Chào bạn, ở bài viết này mình sẽ hướng dẫn bạn cài đặt và sử dụng plugin Yoast-SEO
(Plugin giúp thiết lập website chuẩn SEO và hỗ trợ tạo bài viết của bạn đạt tiêu chí SEO lên top google).
Để cài đặt Plugin bạn vào phần Plugin => Thêm mới => Nhập tên plugin => Cài đặt và kích hoạt.
Sau khi cài đặt xong bạn sẽ thấy mục Seo ở phía bên trái, bước tiếp theo là thiết lập cho Yoast-SEO.
Tổng quan(Dashbard)
Ở phần tổng quan(Dashboard) măc định sau khi cài đặt xong sẽ không có thông báo nào hiện lên.
Tính năng(Feature)
Sau khi đã thiết lập xong bạn nhấn Save Changes để lưu lại.
Webmaster Tools
Để thêm website vào Google bạn click vào đường dẫn Google Search Console và tạo tài khoản Search Console mới. Lúc này bạn đăng nhập vào Gmail, website và lấy code xác nhận dành riêng cho web của bạn.
Bạn click vào HTML tag sẽ hiện lên mã dòng chữ màu xám, lúc này đoạn code màu đỏ là đoạn code bạn cần lấy.
Để lấy code đầu tiên bạn copy nguyên dòng chữ màu xám rồi copy vào ô xác nhận. Sau đó bạn lấy đoạn code nằm trong dấu “” và click vào nút lưu thay đổi.
Lúc này bạn vào lại trang webmaster central và Verify.
Sau khi Verify xong bạn sẽ nhận được thông báo thêm website vào webmaster tools thành công.
Hiển thị khi tìm kiếm(Search Appearance)
Tổng quan(General)
Ở phần này ta chỉ cần cài đặt dấu cách cho tiêu đề bài viết và tiêu đề của website.
Ví dụ: Hướng dẫn cách cài đặt plugin YoastSeo – Blog Hoàng Long.
Cuối cùng bạn nhấn vào nút lưu thay đổi.
Loại nội dung(Content Types)
Ở phần Trang(Page) bạn để mặc định như trên chỉ khác bài viết ở phần hiển thị ngày đăng vì trang không cần thiết phải hiển thị ngày đăng. Sau đó bạn nhấn vào nút Lưu thay đổi.
Media
Ở phần Media, khi bạn upload ảnh lên, wordpress sẽ tự động tạo ra những đường link xấu từ đó không mang lại giá trị cho đọc giả, bạn chọn có để đưa link ảnh về chính đường dẫn gốc. Sau đó bạn nhấn vào nút lưu thay đổi.
Nguyên Tắc Phân Loại(Taxonomies)
Ở phần Tag bạn để giống như chuyên mục, chỉ khác ở phần hiển thị thẻ trong kết quả tìm kiếm vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả Seo của bạn.
Ở phần định dạng bạn vô hiệu hóa đi để không hiện ra những thành phần hiển thị trên bộ máy tìm kiếm không đáng có(tag, format,…)
Để Seo hiệu quả hơn ta bỏ đường dẫn của danh mục đi. Sau đó bạn nhấn vào nút lưu thay đổi.
Lưu trữ(Archives)
Ở phần thiết lập lưu trữ theo tác giả nếu bạn làm website thương hiệu thì có thể tắc vô hiệu hóa hoặc nếu bạn làm blog cá nhân thì có thể kích hoạt để cài đặt và tối ưu trên google.
Ở mục thiết lập lưu trữ theo thời gian bạn vô hiệu hóa đi để nó không hiện trên kết quả tìm kiếm của google. Sau đó bạn nhấn vào nút lưu thay đổi.
Đường dẫn(BreadCums)
Bạn có thể hiểu đây là đường dẫn cho biết bạn đang ở vị trí nào trong bài viết.
Để google hiểu hơn về cấu trúc website bạn nên bật breadcrums lên để tăng khả năng xuất hiện trên top google vì phù hợp với từ khóa mà người dùng nhập vào.
RSS
Để hiển thị trên RSS tốt nhất bạn làm theo cấu trúc như thế này và không cần quan tâm nhiều đến RSS. Sau đó bạn nhấn vào nút lưu thay đổi.
Search Console
Để phát hiện lỗi trong website bạn click vào lấy mã Google Authorization.
Lúc này sẽ hiện ra thông báo cho phép Yoast Seo truy cập vào tài khoản của bạn để xem và quản lý dữ liệu Search Consolecho các trang web mà bạn đã xác minh. Bạn nhấn vào cho phép.
Bạn click vào biểu tượng copy để sao chép mã xác thực.
Bạn dán mã xác thực vào khung màu đỏ và nhấn vào nút xác thực.
Mạng xã hội(Social)
Ở phần này bạn điền link các mạng xã hội mà bạn đang sử dụng từ đó Yoast Seo có thể giúp bạn tối ưu cho bài viết và website của bạn. Sau cùng bạn nhấn vào nút lưu thay đổi.
Ở phần Facebook bạn tải ảnh mặc định lên để khi bài viết hoặc trang của bạn quên để ảnh thì sẽ lấy ảnh này làm ảnhthumbnail.
Vậy là mình đã hoàn tất hướng dẫn cài đặt cho plugin Yoast SEO. Nếu bạn có thắc mắc hãy comment mình sẽ hỗ trợ.
Chúc bạn thành công!
18. Viết bài đạt chuẩn Yoast SEO
Yoast SEO (tên gọi trước đây là WordPress SEO by Yoast), không còn nghi ngờ gì nữa, là plugin hỗ trợ SEO được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trên nền tảng WordPress. Sở dĩ Yoast SEO được sử dụng rộng rãi đến vậy là nhờ những tính năng vượt trội cũng như hiệu quả thật sự mà nó mang lại. Nếu biết cách tận dụng những lợi thế của plugin này, bạn hoàn toàn có thể đưa blog/ website của mình lên top Google một cách dễ dàng. Điều tuyệt vời hơn là Yoast SEO hoàn toàn miễn phí.
Việc cài đặt và cấu hình plugin Yoast SEO, tôi đã giới thiệu chi tiết đến các bạn trong serie WordPress căn bản dành cho người mới bắt đầu. Còn trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn cách làm thế nào để viết bài chuẩn SEO với plugin Yoast SEO. Bạn đã sẵn sàng? Chúng ta hãy cùng bắt đầu.
Hướng dẫn viết bài chuẩn SEO với Yoast SEO
Bước 01: Trước tiên, các bạn cần phải cài đặt và kích hoạt plugin Yoast SEO (tên gọi trước đây là WordPress SEO by Yoast). Các thao tác hoàn toàn giống như cách cài đặt một plugin thông thường.
Bước 02: Hãy tạm thời quên đi những thiết lập của nó, mở một bài viết mà bạn đã đăng ra hoặc tạo một bài viết mới. Bạn sẽ thấy có thêm khung Yoast SEO bên dưới trình soạn thảo bài viết (phía dưới bài mà bạn đang biên tập), trông như thế này:
Lưu ý: Nếu không thấy khung này, các bạn có thể click vào nút Screen Options (góc trên bên phải màn hình) sau đó tick vào mục Yoast SEO.
Bước 03: Bây giờ, hãy nghĩ từ khóa mà bạn muốn SEO, sau đó đặt tiêu đề bài viết có chứa từ khóa đó. Ví dụ, tôi muốn SEO từ khóa “viết bài chuẩn SEO“, tôi có thể đặt tiêu đề bài viết là “Hướng dẫn viết bài chuẩn SEO với plugin Yoast SEO”. Link của bài viết sẽ tự động được tạo ở dạng tiếng Việt không dấu (đừng cố sửa nó thành tiếng Việt có dấu) và có chứa luôn từ khóa cần SEO. Tiêu đề này được sử dụng để hiển thị trên blog/ website của bạn.
Các bạn có thể sửa lại permalink theo ý muốn bằng cách click vào nút Edit. Tuy nhiên, permalink cũng cần phải chứa từ khóa cần SEO.
Bước 04: Tiếp theo, hãy nhìn xuống khung Yoast SEO ở bên dưới khung soạn thảo. Có 3 việc mà bạn cần phải làm ở đây:
Focus Keyword: chính là từ khóa mà bạn muốn SEO, hãy nhập nó vào mục này.
SEO title: tiêu đề này sẽ được hiển thị trên kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm như Google hay Bing. Bạn có thể sửa cho nó khác so với tiêu đề hiển thị trên blog/ website (bước 3) hoặc giữ nguyên. Nhưng điều quan trọng là tiêu đề này cũng phải có chứa từ khóa cần SEO. Tiêu đề SEO nên có độ dài từ 40 đến 70 ký tự (kể cả dấu cách). Các bạn đặt làm sao cho thanh đo số lượng ký tự của Yoast SEO hiển thị màu xanh là được.
Meta description: phần mô tả ngắn cho nội dung bài viết và sẽ được hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Google. Phần này có độ dài tối thiểu là 156 ký tự, tối đa là 300 ký tự (kể cả dấu cách) và phải có chứa từ khóa cần SEO. Các bạn đặt làm sao cho thanh đo số lượng ký tự của Yoast SEO hiển thị màu xanh là được.
📚 Lưu ý: Nội dung này là phần chuyên sâu, học viên chỉ cần xem để tham khảo. Chỉ khi làm theo sau khi đã hoàn thiện việc thiết kế bố cục trang home, logo, header, foooter, widget. |
Từ khóa cần SEO cũng ít nhất phải xuất hiện 1 lần trong nội dung của bài viết, đặc biệt là trong đoạn văn bản đầu tiên. Nó xuất hiện càng nhiều càng tốt, tất nhiên là không phải theo kiểu nhồi nhét từ khóa mà phải hoàn toàn tự nhiên. Mật độ từ khóa tốt nhất nên nằm trong khoảng 0.5% đến 1%.
Bước 05: Các bạn có thể kéo xuống mục Analysis để xem thêm các việc cần phải làm để có một bài viết chuẩn SEO:
Tuy nhiên, theo ý kiến của tôi, các bạn chỉ cần thực hiện tốt các bước 3 và 4, kết hợp với việc soạn thảo nội dung bài viết dài ít nhất 300 ký tự (càng nhiều càng tốt) là hoàn toàn có thể có được một bài viết chuẩn SEO rồi.
Từ khóa cần SEO cũng nên được chèn vào tên và alt-text của hình ảnh trong bài viết, ở định dạng tiếng Việt không dấu. Tôi thường đặt tên cho hình ảnh cover (ở đầu bài viết) giống hoàn toàn với permalink, chẳng hạn như “huong-dan-viet-bai-chuan-seo-voi-plugin-yoast-seo.jpg”. Tham khảo bài viết “Cách tối ưu hóa hình ảnh trong WordPress để tốt cho SEO” để biết thêm chi tiết.
Sau khi hoàn tất, các bạn có thể kiểm tra xem bài viết đã chuẩn SEO chưa bằng cách nhìn vào khung Publish.
19. Thiết lập bài viết (post)
19.1. Trang cài đặt bài viết chung
Chỉnh sửa Trang Đăng> Jannah Setting > General.
Danh mục chính - Nếu bài đăng có nhiều danh mục, danh mục được chọn ở đây sẽ được sử dụng cho cài đặt và nó xuất hiện trong nhãn danh mục.
Xu hướng Bài viết - thêm biểu tượng xu hướng vào bài đăng, nó sẽ trông như sau:
tượng xu hướng trong Tin tức khối
Biểu tượng xu hướng trên trang bài viết đơn
Biểu tượng xu hướng trên thanh trượt
tượng xu hướng trên hộp tiêu đề lớp phủ
Lượt xem bài viết - trường này cho phép bạn kiểm soát số lượt xem bài đăng.
Định dạng bài đăng - mỗi định dạng bài đăng có một bài viết:
19.2. Cài đặt bố cục bài viết
Bố cục trang - Điều khiển bố cục trang bài đăng đơn ( Mặc định sẽ kế thừa từ danh mục bài đăng chính và nếu nó cũng được đặt thành Mặc định , thì sẽ kế thừa từ các tùy chọn chủ đề)
Bố cục bài - (Mẫu bài)
Bố cục bài # 4 / # 5 / # 8
Nền khu vực tính năng - bạn có thể sử dụng hình ảnh nổi bật làm nền cho khu vực nổi bật hoặc tải lên hình ảnh mới.
19.3. Cài đặt Logo riêng cho bài viết
Bạn
Có thể chỉ định logo tùy chỉnh cho từng trang bài đăng, cùng cài đặt với cài đặt logo của trang chính tại các tùy chọn chủ đề.
19.4. Cài đặt sidebar ( Cột bên phải bài viết)
Vị trí thanh bên - chọn vị trí thanh bên trái, phải, không có thanh bên hoặc bố trí một cột.
Thanh bên dính - dính thanh bên của trang bài đăng hoặc không.
Thanh bên tùy chỉnh - chọn một thanh bên tùy chỉnh mà bạn đã tạo trước đó tại Quản trị viên WP → Jannah → Tùy chọn chủ đề → Cài đặt thanh bên
19.5. Cài đặt kiểu bài viết
Bạn có thể kiểm soát Màu trang chính, nền trang (màu / độ dốc / mẫu / hình ảnh), thêm một lớp chấm / ánh sáng phía trên nền hoặc thêm CSS tùy chỉnh. Các tùy chọn này đã thảo luận trước tại Tùy chọn chủ đề> Nền trang web .
19.6. Cài đặt menu chính cho bài viết
Bạn có thể chỉ định một menu chính tùy chỉnh cho mỗi trang bài đăng, thiết lập một menu mới và chọn nó ở đây.
19.7. Cài đặt quảng cáo trong bài viết
Ẩn biểu ngữ trên - nếu bạn thêm biểu ngữ Trên vào bài đăng ở tất cả các trang từ Tùy chọn chủ đề Jannah và muốn ẩn biểu ngữ này trong một bài đăng cụ thể, hãy kiểm tra tùy chọn.
Biểu ngữ trên tùy chỉnh - nếu bạn muốn thêm một biểu ngữ cụ thể vào bài đăng, hãy đặt mã tùy chỉnh biểu ngữ ở đây, ẩn Biểu ngữ trên hoặc không, biểu ngữ Trên tùy chỉnh sẽ ghi đè biểu ngữ cho tất cả các trang.
Ngoài ra, bạn có thể kiểm soát các biểu ngữ khác trên trang bài viết, Biểu ngữ bên dưới , Biểu ngữ nội dung bên trên , Biểu ngữ nội dung bên dưới.
19.8. Cài đặt thành phần bài viết
Bạn có thể kiểm soát các thành phần bài đăng, hiển thị hoặc ẩn từng người trong số họ, Danh mục, Thẻ, Siêu dữ liệu bài đăng, Hộp Tác giả bài đăng, Bài đăng tiếp theo / Bản tin, Bài viết liên quan, Hộp kiểm tra bay và Nút trên / Dưới chia sẻ bài đăng.
19.9. Cài đặt nội dung nổi bật trong bài viết
Thêm văn bản tùy chỉnh trong lĩnh vực này.
Nhấn nút Thêm để thêm mục mới bên dưới.
Các mục mà bạn đã thêm trước đó.
Xóa bất kỳ mục nào bằng cách nhấp vào biểu tượng này.
19.10. Cài đặt nguồn tin và trích dẫn nguồn
Thêm tên nguồn .
Thêm liên kết nguồn .
Các mặt hàng được thêm vào trước.
Xóa bất kỳ mục nào bằng cách nhấp vào biểu tượng này.
Qua - chẳng hạn như Nguồn, thêm tên Via và Liên kết và nhấn nút Thêm để thêm mục qua.
Cập nhật lần cuối vào ngày 19 tháng 3 năm 2018
19.11. Định dạng bài đăng
Định dạng bài đăng theo tiêu chuẩn
Từ " Chỉnh sửa trang bài đăng> Hộp cài đặt Jannah> Chung"
Chọn định dạng bài đăng hình ảnh, khi bạn chọn định dạng bài đăng, các tùy chọn liên quan sẽ xuất hiện bên dưới nó.
Hiển thị hình ảnh đặc trưng:
Mặc định - nó sẽ kế thừa giá trị từ danh mục mẹ của nó.
Có - hiển thị hình ảnh nổi bật ở trên của nội dung bài viết.
Không - ẩn hình ảnh đặc trưng của
Chú thích:
Nếu giá trị của bất kỳ tùy chọn nào ở trên được đặt thành Mặc định , điều đó có nghĩa là nó sẽ kế thừa giá trị từ danh mục bài đăng chính. Và nếu tùy chọn trong tùy chọn danh mục bài đăng chính cũng được đặt thành Mặc định , nó sẽ kế thừa giá trị của nó từ bảng Tùy chọn chủ đề.
Tất cả tùy chọn trong hộp này là tùy chọn cấp cao, các tùy chọn khác (tùy chọn danh mục - tùy chọn chủ đề) sẽ không ghi đè lên tất cả.
Định dạng bài đăng hình ảnh
Từ " Chỉnh sửa trang bài đăng> Hộp cài đặt Jannah> Chung"
Chọn định dạng bài đăng hình ảnh , khi bạn chọn định dạng bài đăng, các tùy chọn liên quan sẽ xuất hiện bên dưới nó.
Hình ảnh nổi bật chưa cắt:
Mặc định - sẽ kế thừa từ danh mục bài đăng chính và nếu nó cũng được đặt thành Mặc định, thì sẽ kế thừa từ các tùy chọn chủ đề.
Có - Hủy hình ảnh nổi bật.
Không - Cắt hình ảnh đặc trưng.
Hộp đèn hình ảnh nổi bật:
Mặc định - sẽ kế thừa từ danh mục bài đăng chính và nếu nó cũng được đặt thành Mặc định, thì sẽ kế thừa từ các tùy chọn chủ đề.
Có - mở hình ảnh nổi bật trong hộp đèn khi nhấp vào nó.
Không - không mở hình ảnh nổi bật trong hộp đèn.
Định dạng bài đăng video
Từ " Chỉnh sửa trang bài đăng> Hộp cài đặt Jannah> Chung"
Chọn định dạng bài đăng Video , khi bạn chọn định dạng bài đăng, các tùy chọn liên quan sẽ xuất hiện bên dưới định dạng bài đăng đó.
Mã nhúng - qua mã nhúng video.
Video tự lưu trữ - tải lên video qua phương tiện trên trang web của bạn hoặc trong bất kỳ máy chủ nào khác và dán URL video vào trường đầu vào này, Điều này sẽ ghi đè Mã nhúng.
URL video - Jannah hỗ trợ các trang web chia sẻ video lớn như Youtube, Vimeo, DailyMotion, Facebook, Twitter, Viddler, Quik, Hulu, FunnyOrDie, WordPress.tv và blip.tv. Chỉ cần sao chép URL video và dán nó vào trường này. Tùy chọn này sẽ ghi đè Video Tự lưu trữ.
Định dạng bài đăng là âm thanh
Từ " Chỉnh sửa trang bài đăng> Hộp cài đặt Jannah> Chung"
Chọn định dạng bài đăng Âm thanh , khi bạn chọn định dạng bài đăng, các tùy chọn liên quan sẽ xuất hiện bên dưới định dạng bài đăng đó.
Mã nhúng - qua mã nhúng âm thanh từ SoundCloud hoặc các trang web chia sẻ âm thanh khác.
Âm thanh tự lưu trữ - tải lên âm thanh (MP3 / MP4 / OGA) qua phương tiện trên trang web của bạn hoặc trong bất kỳ máy chủ nào khác và dán URL âm thanh vào trường đầu vào này, Điều này sẽ ghi đè Mã nhúng.
URL SoundCloud - dán URL SoundCloud. Trường này sẽ ghi đè các trường tự lưu trữ.
Định dạng bài đăng kiểu slide
Từ " Chỉnh sửa trang bài đăng> Hộp cài đặt Jannah> Chung"
Chọn định dạng bài đăng Slider , khi bạn chọn định dạng bài đăng, các tùy chọn liên quan sẽ xuất hiện bên dưới định dạng bài đăng.
Thêm hình ảnh - bấm vào nút này để thêm một hình ảnh mới từ thư viện.
Đã thêm khu vực hình ảnh - tất cả các hình ảnh mà bạn thêm sẽ xuất hiện trong khu vực này.
Xóa biểu tượng - nhấp vào biểu tượng nhỏ màu đỏ để xóa một trong các hình ảnh đã thêm khỏi thanh trượt.
Thanh trượt tùy chỉnh - hoặc thay vì thêm hình ảnh vào thanh trượt, bạn có thể chọn một trong các thanh trượt mà bạn đã tạo trước đó. Thêm thanh trượt tùy chỉnh mới
Định dạng bài đăng bản đồ
Từ " Chỉnh sửa trang bài đăng> Hộp cài đặt Jannah> Chung"
Chọn định dạng bài đăng trên Bản đồ , khi bạn chọn định dạng bài đăng, các tùy chọn liên quan sẽ xuất hiện bên dưới định dạng bài đăng đó.
URL Google Maps - lấy URL bản đồ và dán vào đây. Cách lấy URL bản đồ google
📚 Tham khảo: 1. Nội dung này là phần chuyên sâu, học viên chỉ cần xem để tham khảo. Chỉ khi làm theo sau khi đã hoàn thiện việc thiết kế bố cục trang home, logo, header, foooter, widget. 2. Nội dung khu vực này Brandee đã sử dụng lại của tác giả Thạch Phạm vì nội dung chi tiết và khá đầy đủ. Bạn có thể xem trực tiếp phần này ở website của tác giá Thạch Phạm (link) |
|
20. Cài đặt: Hướng dẫn thiết lập
Khu vực Cài đặt (Setting) trong wordpress là khu vực mà chúng ta sẽ cấu hình các chức năng cơ bản của wordpress. Khu vực này cũng có thể quản lý một số plugin đã cài giúp bạn có thể vào từng plugin để thiết lập các chức năng một cách dễ dàng.
Khu vực Setting của trang web gồm có 6 phần cơ bản: General, Writing, Reading, Dicussion, Media, Permalink. Giờ chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết xem chúng có những tác dụng gì nhé:
1. General
Mục General setting sẽ có các phần thiết lập cơ bản cho trang web như dưới đây.
Tiêu đề trang (Site Title): Bạn đặt tên cho website, sau khi đặt tên thì tên này sẽ hiển thị trên tiêu đề website.
Tagline: là phần mô tả website.
WordPress Address (URL): Địa chỉ của website của bạn.
Site Address (URL): Địa chỉ của website trang chủ của bạn, thường là giống với địa chỉ website của bạn.
E-mail Address: Địa chỉ email của người quản trị website (của bạn).
Membership: Nếu đánh dấu vào mục Anyone can register, khách có thể tự đăng ký tài khoản người dùng trên website của bạn tại địa chỉ http://domain/wp-login.php?action=register.
New User Default Role: Những người dùng mới đăng ký sẽ được đưa vào mặc định khi họ đăng ký xong.
Site Language: Ngôn ngữ mà bạn muốn dùng trên website, hiện tại chưa có tiếng Việt trong đây.
Timezone: Múi giờ mà bạn muốn sử dụng trên website, chúng ta thiết lập múi giờ Việt Nam là GMT + 7.
Date Format: Định dạng ngày tháng năm trên website.
Time Format: Định dạng thời gian trên website.
Week Start On: Ngày bắt đầu của tuần, bạn chọn Monday nhé.
2. Writing
|
Default Post Category: Đây là phần thiết lập Category (hay còn gọi là chuyên mục) mặc định của một bài Post nếu bạn chưa chọn category khi đăng bài.
Default Post Format: Loại định dạng post đăng bài nếu bạn chưa chọn loại định dạng khác, thường nên chọn "Standard".
Post via e-mail: Đây là tính năng đăng bài thông qua e-mail.
Update Service: Các dịch vụ cập nhật trang web mà bạn muốn WordPress tự động gửi tín hiệu cập nhật khi có bài mới.
3. Reading
|
Front page displays: Đây là mục tuỳ chọn hiển thị trang chủ, bạn có thể lựa chọn cách hiển thị trang chủ chỉ với các bài post mới nhất (your latest post) hoặc tự lựa chọn một trang tĩnh (a static page) để hiển thị ra ngoài trang chủ, bạn nên lựa chọn "a static page" nhé, rồi chọn 1 trang chủ (ở phần front page) cho website mình để tuỳ biến trang chủ một cách hệ thống và tiện lợi.
Blog pages show at most: Số lượng post hiển thị ngoài trang. Trang blog có thể được hiểu là một trang hiển thị danh sách các post mới nhất trên website.
Syndication feeds show the most recent: Số lượng post mới được hiển thị tại trang RSS Feed của website (http://domain/feed). (RSS Feed giúp người đọc có thể đọc được những tin tức mới nhất từ trên website mà không cần trực tiếp vào website đó)
For each article in a feed, show:
Full text: hiển thị nội dung trên RSS Feed với toàn nội dung.
Summary: hiển thị nội dung trên RSS Feed với bản rút gọn.
Search Engine Visibility: Bạn KHÔNG NÊN đánh dấu vào phần này. Nếu bạn đánh dấu vào phần này, các bot của các cỗ máy tìm kiếm (Google, Bing, Yahoo...) không thể đánh chỉ mục nội dung của bạn, khiến website của bạn không hiển thị trên kết quả tìm kiếm.
Sau khi thiết lập xong thì bạn nhớ "Save change" lại nha.
4. Dicussion
|
Default article settings: Thiết lập liên quan đến bật tính năng liên quan tới bình luận ở dạng mặc định. Các thiết lập này có thể được sửa lại ở từng bài post/page riêng lẻ.
Attempt to notify any blogs linked to from the article: Gửi thông báo đến các website mà bạn đã gắn liên kết trong post/page để họ chấp thuận đặt cho bạn một liên kết trỏ về website thông qua tính năng pingbacks.
Allow link notifications from other blogs (pingbacks and trackbacks): Cho phép nhận thông báo pingbacks hoặc trackbacks từ một website khác.
Allow people to post comments on new articles: Cho phép khách truy cập đăng bình luận ở các post/page mới.
Other comment settings: Thiết lập liên quan tới việc gửi bình luận.
Comment author must fill out name and e-mail: Người gửi bình luận phải khai báo tên và địa chỉ email.
Users must be registered and logged in to comment: Khách truy cập phải đăng nhập vào website mới được gửi bình luận.
Automatically close comments on articles older than [14] days: Cho phép tự đóng bình luận của post/page nếu nó đã cũ hơn [14] ngày.
Enabled threaded (nested) comments x levels deep: Cho phép phân thứ cấp bình luận và sử dụng x tầng thứ cấp (áp dụng cho chức năng Reply).
Break comments into pages with [50] top level comments per page and the last page displayed by default: Tự động phân trang của post/page nếu nó có hơn [50] bình luận và hiển thị theo thứ tự trang đầu/trang cuối.
Comments should be displayed with the [older/newer] comments at the top for each page: Thứ tự bình luận sẽ hiển thị theo mới nhất/cũ nhất.
E-mail me whenever: Thiết lập nhận e-mail thông báo về bình luận.
Anyone posts a comment: Người quản trị sẽ nhận email khi người truy cập gửi bình luận.
A comments is held for moderation: Nhận email thông báo khi có bình luận đang chờ duyệt.
Before a comment appears: Thiết lập trước khi bình luận được hiển thị lên website.
Comment must be manually approved: Bình luận phải được chờ duyệt mới được hiển thị.
Comment author must have a previously approved comment: Bình luận sẽ hiển thị nếu người đó đã có một bình luận trước được duyệt.
|
Comment moderation: Tự động đưa bình luận vào trạng thái chờ duyệt nếu bình luận đó chứa từ khóa, liên kết, email hoặc địa chỉ IP có trong danh sách này. Mỗi quy tắc chặn đều phải được đặt ở một dòng riêng.
Comment Blacklist: Các từ cấm bình luận. Mỗi từ cấm sẽ được khai báo bằng một dòng. Và các từ cấm bình luận này sẽ không được hiển thị và bị báo cáo là spam.
Avatars: Tùy chọn hiển thị ảnh avatar của người gửi bình luận.
Avatar Display: Chọn nếu bạn muốn hiển thị ảnh avatar ở bình luận.
Maximum Rating: Thể loại avatar tối đa được phép hiển thị trên website.
Default Avatar: Ảnh avatar mặc định nếu người dùng chưa thiết lập Gravatar.
|
5. Media
Các thiết lập trong đây sẽ quy định kích thước của hình ảnh trong thư viện khi bạn up ảnh lên website.
Image sizes: Các thiết lập này sẽ xác định kích thước ảnh mặc định khi upload một tấm ảnh lên thư viện ảnh của trang web bạn.
Thumbnail size: Kích thước ảnh loại thumbnail (kích thước thu nhỏ).
Crop thumbnail to exact dimensions: Tạo ảnh thumbnail bằng cách cắt ảnh gốc ra với kích thước giống chính xác so với thiết lập.
Medium size (kích thước trung bình): Kích thước ảnh loại trung bình.
Large size: Kích thước ảnh lớn
Uploading Files: Thiết lập upload các tập tin.
Organize my uploads into month- and year-based folder: Có chức năng tự động đưa các tập tin được upload lên vào thư mục với cấu trúc ngày tháng so với thời gian upload.
|
6. Permalink
Permalink trong website là nơi thiết lập đường dẫn tĩnh cho toàn bộ trang web thay vì sử dụng cấu trúc đường dẫn động. Đường dẫn tĩnh có nghĩa là địa chỉ post, page, category, tag,…của bạn sẽ được biểu diễn bằng một tên cụ thể. Bạn nên thiết lập như dưới đây nhé.
Common Settings: Các thiết lập thông dụng.
Plain: Cấu trúc đường dẫn mặc định, cấu trúc này thường không thân thiện với người dùng lẫn bot, vì khi nhìn vào đường dẫn chúng ta không thể xác định là chủ đề gì.
Day and name: URL hiển thị ngày tháng đăng post và tên post.
Month and name: URL hiển thị tháng, năm và tên post.
Numeric: Kiểu hiển thị ID của post.
Post name: Hiển thị tên post trên đường dẫn
Custom Structure: Tùy chỉnh cấu trúc đường dẫn tùy ý.
Optional: Các thiết lập tùy chọn không bắt buộc.
Category base (Chuyên mục): Tên URL mẹ của các đường dẫn tới trang category. Bạn điền “chuyen-muc” vào đây.
Tag base (thẻ): Tên URL mẹ của đường dẫn tới các trang tag. Bạn điền “the” vào đây.
📚 Lưu ý: Nội dung này là phần chuyên sâu, học viên chỉ cần xem để tham khảo. Chỉ khi làm theo sau khi đã hoàn thiện việc thiết kế bố cục trang home, logo, header, foooter, widget. |
Và chúng ta đã đi qua những phần cơ bản trong thiết lập setting rồi các bạn nhé.
Bạn có thể xem hướng dẫn chi tiết của Thạch Phạm tại đây: HƯỚNG DẪN
21. Thư viện: cách dùng đúng
Library là thư viện chứa tất cả các hình ảnh trên trang web của bạn. Nó cho phép bạn chỉnh sửa kích thước hình ảnh, tên và alt text của hình ảnh trước khi public ra website. Khi bạn upload ảnh trực tiếp lên tại đây hoặc là upload ảnh trong các bài post, page, thì các hình ảnh cũng sẽ đều được lưu tại Library này.
Trong phần thư viện ảnh này sẽ có 2 phần chủ yếu đó là "library" và "add new".
Library: là thư viện sẽ chưa các ảnh được upload lên website
Add new: có chức năng up ảnh lên website
|
|
📚 Tham khảo: Nội dung khu vực này Brandee đã sử dụng lại của tác giả Soka vì nội dung chi tiết và khá đầy đủ. Bạn có thể xem trực tiếp phần này ở website của tác giá Hostinger (link) |
Giới thiệu
Nếu bạn muốn website thành công, điều tối quan trọng là bạn cần biết khách hàng của mình muốn gì từ website của bạn. Cách tốt nhất để làm việc này là phân tích truy cập. Google Analytics có thể hoàn toàn làm được việc này. Bằng cách phân tích thống kê, bạn có thể lên kế hoạch và tạo nội dung tốt hơn cho người đọc của bạn. Bài hướng dẫn này sẽ chỉ bạn cách đăng ký và chèn code Google Analytics vào WordPress website của bạn.
Tại sao bạn cần chèn code Google Analytics vào WordPress?
Mọi việc sẽ rất dễ dàng nếu bạn biết người dùng muốn gì từ bạn, website của bạn, và dịch vụ của bạn, phải không? Chỉ có một cách để khiến khách truy cập dành nhiều thời gian vào website của bạn hơn là cung cấp cho họ thứ họ cần. Đây chính xác là những gì mà Google Analytics có thể làm được và nó hoàn toàn miễn phí! Sau đây là một vài lý do chúng tôi khuyên bạn nên chèn code Google Analytics vào WordPress và nhận ra vì sao mọi blog WordPress đều có nó:
GIúp bạn xác định hành vi của người dùng. Vâng, bạn có thể theo dõi thành vi của khách truy cập bằng Google Analytics. Bạn có thể dễ dàng xem trang nào được view nhiều nhất, trang nào có hiệu năng cao nhất, cũng như xác định trang nào mà khiến khách truy cập của bạn thoát khỏi ngay khi xem và nhiều hơn thế nữa. Nó còn có thể giúp bạn tối ưu website hơn nữa. Nếu một bài blog post đạt nhiều lượt xem hơn bình thường, bạn có thể viết nhiều hơn nữa về cùng chủ đề để thu hút thêm lượt truy cập.
GIúp bạn phân tích thời điểm truy cập cao. Bạn có thể dễ dàng xác định giờ nào đạt lượng traffic cao nhất. Nếu hầu hết người dùng active vào buối tối, rõ ràng để có thêm nhiều lượt views, bạn nên chọn thời điểm bài post được xuất bản vào ban đêm.
GIúp bạn khám phá những thông tin tối quan trọng. Google Analytics còn có thể cung cấp các thông tin nhỏ nhất – từ vị trí địa lý của bất kỳ người dùng nào tới ngôn ngữ của họ, trình duyệt họ dùng, độ phẩn giải. Và vì vậy, giúp bạn hiểu Audience của bạn nhiều hơn.
Mặc dù cũng có nhiều công cụ phân tích web khác bạn có thể dùng, Google Analytics cung cấp nhiều tính năng độc quyền hơn. Hãy xem nhanh qua một số tính năng của nó:
Tạo báo cáo khách hàng dễ dàng. Cách tốt nhất để phân tích hành vi của người dùng là dựa vào thực tế và số liệu. Việc này có thể dễ dàng làm được bằng cách tạo báo cáo với một giao diện dễ hiểu. Bạn có thể thêm một số parameters và metrics để tạo một bản báo cáo chất lượng.
Tạo Custom Alerts. Đây là một tính năng tuyệt vời của Google Analytics mà bạn có thể gửi một thông báo tùy ý dưới dạng text hoặc email mỗi khi có sự gia tăng đột biến hoặc giảm đột ngột trong tỉ lệ bounce rate. Vì vậy bạn không cần phải luôn chú ý tới dashboard để thấy những thay đổi quan trọng.
Tích hợp console tìm kiếm. Luôn để mắt tới các thống kê của SEO là việc tối quan trọng cần làm. Search Console là một công cụ có thể cung cấp các thông tin liên quan đến việc tối ưu tìm kiếm. Tích hợp Search Console vào trong Goolge Analytics sẽ giúp bạn dễ truy xuất thông tin hơn và nhanh chóng phân tích hơn.
Chỉ một số tính năng của Google Analytics như vậy đã giúp bạn quản lý toàn bộ tiến trình của WordPress website một cách thật dễ dàng!
Google Analytics hoạt động như thế nào?
Có thể bạn nghĩ rằng Google Analytics thật tuyệt. Nhưng làm thế nào nó làm được điều đó? Chúng tôi biết là sẽ thật hữu ích nếu bạn có kiến thức cơ bản về phần mềm này sẽ giúp bạn hiểu nó hơn, và tận dụng ưu điểm của nó nhiều hơn. Cơ bản, Google Analytics bao gồm:
JavaScript code Khi một người dùng truy cập vào website của bạn, JavaScript code sẽ được thực thi để thu thập tất cả thông tin về website, thông tin về người truy cập như loại trình duyệt, hệ điều hành, và độ phân giả màn hình, …
Data collection service Khi tất cả thông tin này đã được thu thập bởi code JavaScript, nó sẽ được gửi tới Google servers để xử lý dưới dạng một package nhỏ được gọi là hits. Những hits này được gửi mỗi lần khách truy cập mở website của bạn.
Data processing Trong quá trình xử lý dữ liệu, Google Analytics servers sẽ chuyển dữ liệu thô thành thông tin hữu ích của người dùng. Ví dụ, phân loại visitors dựa trên vị trí địa lý của họ, ngôn ngữ, độ phân giải màn hình, loại thiết bị và nhiều nữa.
Đó là cách nó hoạt động. Có vẻ như rất đơn giản nhưng có rất nhiều hàm được chạy bên dưới và các lệnh được thực thi đằng sau.
Chúng tôi hy vọng việc này sẽ giúp bạn có quyết định chèn code Google Analytics vào WordPress của bạn. Sau đây là bài hướng dẫn sẽ giúp bạn thêm Goolge Analytic vào website WordPress của bạn.
Bạn cần gì
Trước khi bắt đầu, bạn cần chuẩn bị:
Truy cập vào Dashboard của WordPress
Bước 1 – Tạo tài khoản Google Analytics
Việc đầu tiên bạn cần làm là tạo một tài khoản Google Analytics và lấy mã tracking. Các bước bên dưới sẽ chỉ cho bạn cách làm thế nào để đăng ký Goolge Analytics:
Bắt đầu bằng cách truy cập vào trang chủ Google Analytics. Nhấn vào nút Sign In, được đặt tại đầu trang và chọn Google Analytics.
Bạn sẽ được chuyển hướng tới trang Login. Điền địa chỉ email của Google của bạn và nhấn nút Next. Nếu bạn không có tài khoản Google, tạo một cái bằng cách nhấn nút Create Account.
Trên trang tiếp theo, điền mật khẩu của bạn và nhấn nút Sign In.
Nhấn nút Sign Up để tiếp tục.
Để tạo tài khoản mới, bạn phải điền các thông tin sau:
Account Name.
Website Name.
Website URL.
Industry Category.
Reporting Time Zone
Điền tất cả dữ liệu cần thiết và nhấn nút Get Tracking ID (6). Trên trang tiếp theo, bạn sẽ được hỏi để chấp thuận Terms of Service, nhấn I Accept ở đây.
Có vậy thôi! Bạn đã tạo thành công tài khoản Google Analytics. Trên trang tiếp theo, bạn sẽ thấy tracking code của Google Analytics Universal:
This JavaScript code này tương ứng với tất cả websites. Chỉ có ID tracking (UA-00000000-1) là duy nhất. Bạn sẽ thấy mã của bạn trên cùng một trang. Tracking ID bắt đầu với UA, viết tắt của Universal Analytics, bộ số đầu tiên là mã tài khoản (00000000) và số cuối cùng đại diện cho Google Analytics property ID (1).
Bước 2 – Chèn code Google Analytics vào WordPress
Có nhiều cách để chèn code Google Analytics vào WordPress: sử dụng plugin, chèn script tracking trực tiếp vào header.php hoặc tạo một actions trong file functions.php.
Cách 1 – Dùng Plugin
Nếu bạn không quen với cấu trúc file WordPress và PHP, chúng tôi khuyên bạn sử dụng phương thức Plugin. Một trong những plugin tốt nhất để chèn code google analytics vào WordPress là Analytics Code Integration. Plugin này sẽ chèn Universal Analytics tracking code tự động – bạn chỉ cần điền tracking ID.
Các bước sau sẽ hướng dẫn bạn làm thể nào để cài plugin và chèn Google Analytics tracking ID:
Đăng nhập vào Dashboard WordPress và cài đặt plugin Google Analytics. Xem bài hướng dẫn này, nếu bạn không chắc làm thế nào để cài plugins mới lên WordPress.
Khi quá trình cài đặt đã hoàn tất, chuyển hướng tới section Settings và click vào Google Analytics Code.
Dán code ở đó và click vào nút Save.
Như vậy là xong, mã tracking đã được cài thành công vào blog WordPress.
Hãy lưu ý là có thể sẽ mất từ 12-24 giờ để Google Analytics cập nhật và bắt đầu hiển thị kết quả đầu tiên. Sau đó, số liệu thông kế của khách truy cập sẽ được cung cấp tại tab Google Analytics.
Cách 2 – Chèn mã vào header.php
Như đã nói, có nhiều cách để thêm mã Google Analytics vào blog WordPress. Ví dụ, mã có thể được chèn vào file header.php của theme website:
Truy cập vào khu vực quản trị WordPress và tới mục Appearance -> Editor.
Mở header.php để chỉnh sửa.
Chèn Tracking Code Analytics code bạn đã thu thập ở Bước 1 trước khi đó tag vàn nhấn nút Update File.
Ghi chú: Analytics code chỉ được thêm vào theme hiện hành. Bạn sẽ phải chèn lại lần nữa nếu bạn đổi theme.
Cách 3 – Tạo Funciton mới từ file functions.php
Cách này đòi hỏi bạn có kiến thức cơ bản về lập trình và chúng tôi chỉ khuyên bạn dùng nó khi bạn biết chắc mình đang làm gì. Hơn nữa, chúng tôi cũng khuyên bạn phải backup file functions.php hoặc thậm chí là cả site WordPress trước khi bắt đầu:
Trong trang dashboard của WordPress, chuyển hướng tới section Appearance – > Editor.
Chọn functions.php từ danh ách file bên phải.
Code snippet bên dưới sẽ tạo một function mới và chèn Analytics tracking vào trước tag đóng trong WordPress site của bạn. Dán mã này vào dòng cuối cùng của file functions.php, hãy chắc rằng bạn đã đổi tracking ID
add_action('wp_head','my_analytics', 20); function my_analytics() { ?> |
Lưu thay đổi bạn đã thực hiện và nhấn vào nút Update File.
Ghi chú: code này sẽ được chèn vào theme hiện hành. Nếu bạn đổi theme, bạn sẽ phải chèn lại code lần nữa.
📚 Tham khảo: Nội dung khu vực này Brandee đã sử dụng lại của tác giả Themevi vì nội dung chi tiết và khá đầy đủ. Bạn có thể xem trực tiếp phần này ở website của tác giá Themevi (link) |
Để post ảnh lên thư viện thì bạn vào "add new" -> "select file" -> chọn ảnh và up lên nhé.
Bạn có thể chỉnh sửa ảnh, xoá ảnh, hoặc xem ảnh trong library.
Hướng dẫn chỉnh sửa hình ảnh trong library
Để chỉnh sửa kích thước hình ảnh bạn chọn edit image rồi vào chỉnh kích thước như hướng dẫn dưới đây.
Chắc các bạn cũng đã hiểu về Library rồi nhỉ. Chúc các bạn thực hành thành công nhé.
22. Widget: cách thiết lập
Widget thường là những module nhỏ để người dùng chỉnh sửa ở các khu vực cột bên phải website hoặc các nội dung hiển thị dưới footer website.
Để thao tác với Widget, bạn vào "Apperance" -> Widget
Thiết lập Widget:
Mỗi Widget sẽ có những thiết lập riêng biệt và bạn phải thiết lập các widget theo ý muốn. Bạn bấm vào mũi tên đổ xuống ở mỗi phần Widget rồi thiết lập.
23. Thiết lập Theme Option cho web
24. Google Analytic: tạo và cài
25. Search console: tạo và cài
Search console là một trong các dịch vụ miễn phí của Google (như Google Analytic) hỗ trợ cho quản trị viên website theo dõi lượng truy cập từ Google vào website, theo dõi các vấn đề sức khoẻ của website rất hữu ích.
Để đăng ký Google Webmasters Tool, hay vừa được đổi tên thành Google Search Console, bạn chỉ cần làm theo các bước sau.
Bước 1. Truy cập vào Google Search Console
Bước 2. Điền Gmail
Điền mật khẩu gmail
Bước 3. Bấm vào mũi tên
Tiếp tục bấm vào Add Property
Bước 4. Điền địa chỉ Website > Continue
Rồi đợi chút
Bước 5. Xác minh Website
Google sẽ yêu cầu xác minh bạn là chủ website bằng một trong các cách
HTML File: tải file HTML Google cung cấp lên Hosting
HTML Tag: chèn code Google vào website (dễ làm)
Google Analytics: xác minh qua tài khoản Google Analytics (dễ làm)
Domain Name Provider: xác minh qua tài khoản tên miền, bằng cách thêm Record vào DNS
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mình sẽ hướng dẫn xác minh qua HTML Tag, vì cái này là dễ làm nhất cho các bạn newbie.
Kéo xuống và bấm vào mũi tên bên phải HTML Tag. Đây là đoạn mã chúng ta cần chèn trong Bước 7.
Bước 6. Truy cập vào website của bạn
Tiếp tục vào Plugin > Cài mới
Gõ tên Insert Headers and Footers vào ô tìm kiếm rồi Enter
Và sau đó Kích hoạt
Bước 7. Chèn HTML Tag
Truy cập vào Cài đặt > Insert Headers and Footers
Dán đoạn mã HTML Tag vào Scripts in Header > Save
Bước 8. Xác minh
Quay lại phần xác minh trong Google Search Console, bấm vào Verify tại HTML Tag
Đợi chút
Thành công! Xong.
26. Facebook pixel: Tạo và cài
Facebook pixel là công cụ mạnh mẽ của Facebook để theo dõi lượng truy cập của người dùng Facebook vào website của bạn. Từ đó có thể tạo ra những đối tượng tuỳ chỉnh để chạy quảng cáo tiếp thị lại hoặc retarget chính xác.
Bước 01:Vào Facebook, sau đó chọn mục Quản lý trang
Bước 02: Chọn vào nút tạo quảng cáo
Bước 03: Tại mục đo lường & báo cáo, chọn Pixel.
Bước 04: Nhất vào Tích hợp của đối tác, kéo xuống dưới tại phần Nền tảng trang web > WordPress
Bước 5: Chọn Kết nối tài khoản sau đó làm lần lượt như hướng dẫn của Facebook.
Lưu ý:
- Nếu website của bạn có nhiều lượt truy cập vào nhiều trang thì bạn cần tạo nhiều loại đối tượng khác nhau từ nhiều trang và nên phân loại theo các bước như khám phá, kích thích nhu cầu, chốt deal hay đã mua hàng để chăm sóc và quảng cáo chính xác hơn.
- Nếu bạn có nhiều website thì cần chèn mã Facebook pixel vào nhiều website đó.
27. Cài CDN của bizflycloud
Khởi tạo tên miền trên trang dashboard của VCCloud sau đó hệ thống sẽ tự động tạo tên miền CDN có dạng xxxxx.cdn.vccloud.vn. Bạn sẽ sử dụng tên miền CDN này để tích hợp vào website của mình. Với các website sử dụng nền tảng WordPress, bạn có thể lựa chọn sử dụng một trong những plugin sau để tích hợp:
Sử dụng plugin Wp-Rocket
Đây là phương pháp tốt nhất để dùng CDN nếu bạn đang sử dụng plugin wp-rocket để tăng tốc website.
Bước 01: copy đường dẫn CDN website của bạn
Bước 02: Thêm đường dẫn vào trong Wp-Rocket
Đăng nhập website > Cài đặt > WP-rocket > CDN
Bước 03: kiểm tra lại lưu lượng sử dụng của CDN đã phát sinh trong tài khoản BizFly chưa
Hoặc kiểm tra bằng cách xem link của đường dẫn ảnh của website đang dùng CDN BizFly
Chưa dùng: https://brandee.com.vn/wp-content/uploads/2017/06/danh-sách-email-marketing.png
Đã dùng: https://siengvan.cdn.vccloud.vn/wp-content/uploads/2017/06/danh-sách-email-marketing.png
Sử dụng plugin CDN Enabler
Bước 1: Cài đặt plugin CDN Enabler
Đăng nhập vào trang quản trị WordPress Chọn Plugins → chọn Add New → Gõ CDN Enabler trong ô tìm kiếm, khi có kết quả hiện ra nhấn vào Install Now. Sau khi cài đặt xong, click vào Active để plugin hoạt động.
Bước 2: Cấu hình plugin CDN Enabler
Trong phần cấu hình CDN Enabler Settings, nhập tên miền CDN vào ô CDN URL.
Lưu ý: tên miền CDN nhập vào cần phải bắt đầu bằng giao thức http:// hoặc https://.
Nếu website sử dụng giao thức https thì tích chọn vào ô enble CDN for HTTPS Connections.
Bước 3: Lưu cấu hình và kiểm tra CDN hoạt động
Sử dụng plugin W3 Total Cache
Bước 1: Cài đặt plugin W3 Total Cache
Đăng nhập vào trang quản trị WordPress Chọn Plugins → chọn Add New → Gõ W3 Total Cache trong ô tìm kiếm, khi có kết quả hiện ra nhấn vào Install Now. Sau khi cài đặt xong, click vào Active để plugin hoạt động.
Bước 2: Cấu hình plugin W3 Total Cache
Chọn Performance → General Settings → Click vào mục CDN ở màn hình chính bên phải.
Sau khi mục cấu hình CDN hiện ra, tích chọn vào ô Enable và chọn kiẻu Generic Mirror ở CDN Type rồi nhấn vào Save all settings để lưu cấu hình. Lúc này sẽ xuất hiện hộp thoại cảnh báo A configuration issue prevents CDN from working. The “Replace default hostname with” field cannot be empty. Specify it here là do hostname chưa được cấu hình vào plugin.
Chọn Modify attachment URLs, điền domain website rồi nhấn Start
Bước 3: Cấu hình CDN
Chọn Performance → CDN, Trong phần Configuration điền domain cdn được cấp vào ô Replace site’s hostname with
Sau đó kiểm tra kết quả bằng cách nhấn vào nút Test Mirror
Sử dụng plugin WP Super Cache
Bước 1: Cài đặt plugin WP Super Cache
Đăng nhập vào trang quản trị WordPress
Chọn “Plugins” → chọn “Add New“
Gõ WP Super Cache trong ô tìm kiếm, khi có kết quả hiện ra chọn plugin WP Super Cache ByAutomattic (http://automattic.com/)
Nhấn vào Install Now.
Sau khi cài đặt xong, click vào Active để plugin hoạt động.
Bước 2: Cấu hình plugin WP Super Cache
Chọn Settings → WP Super Cache
Trong tab “Easy” nhấn chọn “Caching On” và click “Update Status”
Tiếp theo chuyển sang tab “Advanced” và chọn những lựa chọn phù hợp với blog của bạn. Tích chọn vào những ô dưới đây:
Caching:
Cache hits to this website for quick access. (Recommended)
Use mod_rewrite to serve cache files. (Recommended)
Miscellaneous:
Compress pages so they’re served more quickly to visitors. (Recommended)
Don’t cache pages for known users. (Recommended)
Cache rebuild. Serve a supercache file to anonymous users while a new file is being generated. (Recommended)
📚 Tham khảo: Nội dung khu vực này Brandee đã sử dụng lại của tác giả Thạch Phạm vì nội dung chi tiết và khá đầy đủ. Bạn có thể xem trực tiếp phần này ở website của tác giá Thạch Phạm (link) |
|
Sau đó nhấn “Update Status”
Nếu bạn nhận được thông báo yêu cầu “Update Mod_Rewrite Rules” thì bạn kéo xuống và click vào nút Update Mod_Rewrite Rules
Tiếp theo chuyển sang tab “CDN” → Chọn “Enable CDN Support”
Trong ô “Off-site URL” và “Additional CNAMES” bạn nhập vào đường dẫn cdn được cấp.
Nhấn chọn ô “Skip https URLs to avoid “mixed content” errors” và nhấn “Save Changes.” để lưu lại các cài đặt
Bước 3: Kiểm tra CDN hoạt động
Sử dụng plugin Litespeed Cache
Bước 1: Cài đặt plugin Litespeed Cache
Đăng nhập vào trang quản trị WordPress Chọn Plugins → chọn Add New → Gõ Litespeed Cache trong ô tìm kiếm, khi có kết quả hiện ra nhấn vào Install Now. Sau khi cài đặt xong, click vào Active để plugin hoạt động.
Bước 2: Cấu hình plugin Litespeed Cache
Chọn Litespeed Cache → Settings → CDN
Mục Enable CDN chọn On
Mục CDN Mapping, nhập tên miền CDN vào ô CDN URL.
Mục Origin URLs, nhập vào tên miền của website.
Lưu ý: tên miền CDN nhập vào cần phải bắt đầu bằng giao thức http:// hoặc https://
Bước 3: Lưu cấu hình và kiểm tra CDN hoạt động
28. CDN: Cài để tăng tốc website
CDN là mạng lưới với nhiều máy chủ được đặt trên khắp nơi thế giới. Nó chuyển đổi các trang động của trang web sang các trang tĩnh, như tệp CSS, tệp JavaScript, hình ảnh và các tệp khác và lưu trữ trên các máy chủ. Bất cứ khi nào khách truy cập nhấn liên kết trang web, nó sẽ cung cấp các nội dung tĩnh nằm ở máy chủ gần nhất nhằm tối ưu hoá thời gian tải dữ liệu cho trang web tới người dùng. Hiểu nôm na, CDN sẽ giúp chuyển dữ liệu của website đến nhanh hơn với người dùng, làm tăng trải nghiệm người dùng lên. Dưới đây là các dịch vụ CDN free mà bạn nên tham khảo nhé.
1. Cloudflare
CloudFlare được cho là plugin tốt nhất cho WordPress của CDN. CloudFlare cung cấp dịch vụ tốc độ cực nhanh vì máy chủ của họ trải dài trên khắp thế giới. Nó tối ưu hóa các trang web của bạn tải nhanh hơn trên phiên bản di động và máy tính. CloudFlare bảo vệ trang web của bạn khỏi các mối đe dọa trực tuyến sử dụng WAF (Website Application Firewall) và khỏi các cuộc tấn công DoS. Để sử dụng dịch vụ CDN, bạn cần đăng ký một tài khoản mới và thêm vào trang web của bạn. Sau đó nó sẽ cung cấp cho bạn tên máy chủ lưu trữ.
2. Photon By Jetpack
Photon là nhà cung cấp dịch vụ CDN do Jetpack phát triển. Jetpack là 1 plugin cần thiết cho người dùng WordPress vì nó làm cho website của bạn thân thiện với người dùng hơn. Sau khi cài đặt Jetpack bạn có thể cài đặt Photon một cách dễ dàng. Photon lọc thông tin từ cơ sở dữ liệu và cung cấp cho khách truy cập.
3. Incapsula cho blog wordpress
Incapsula là một trong những nhà cung cấp CDN tốt nhất hiện có. Ngay sau khi cài đặt plugin, bạn có thể thấy thời gian tải trang web của bạn nhanh hơn. Incapsula còn có một số tính năng tiên tiến như bảo vệ website của bạn từ các cuộc tấn công DDoS, bảo vệ trang web của bạn khỏi các mối đe dọa trực tuyến sử dụng WAF (Website Application Firewall), bảo vệ đăng nhập...
4. SwarmCDN (Swarmify)
SwarmCDN có chức năng giảm băng thông giúp trang web của bạn hoạt động hiệu quả và nhanh chóng,
Với CDN được bố trí trên 196 quốc gia trên thế giới
Dùng trực tiếp tài nguyên trên hosting nên đảm bảo cấu trúc website của bạn sẽ không bị phá vỡ
Áp dụng công nghệ HiveCacheÁp dụng công nghệ LazyLoad….
CDN Swarmify dễ dàng thêm vào bất kỳ trang web
|
|
|
|
|
|
|
|
Cách sử dụng Swarmify
B1: Bạn đăng nhập theo đường link: https://swarmify.com/plans/
Màn hình hiện ra như dưới đây, bạn nhấn "Try now"
B2: Nhập thông tin của bạn vào, xong bấm "create account"
B3: Bạn vào địa chỉ Email để lấy thông tin đăng nhập > đăng nhập vào trang quản lý CDN > Nhấn vào Menu Setup
B4: Hãy copy API KEY mà nhà cung cấp cho bạn
B5: Vào trang quản trị wordpress, chọn mục plugin -> add new -> tìm Plugin có tên là Swarmify và tiến hành cài đặt bình thường
B6: Sau khi cài đặt xong bạn hãy Kích hoạt Plugin để sử dụng > tiếp tục vào mục setting (cài đặt).
B7: Kích vào menu và tiến hành cấu hình Plugin > Đầu tiên hãy kích hoạt Plugin bằng cách Kích chọn thuộc tính Enabled > điền cái API KEY mà bạn đã copy trong bước 4 > Nhấn Save Settings
Vậy là xong thiết lập rồi đấy.
Tham khảo bản đầy đủ của huuthuan.net tại đây: HƯỚNG DẪN THIẾT LẬP Swarmify
5. KeyCDN
KeyCDN là một dịch vụ CDN của Thụy Sỹ được ra mắt giữa năm 2014. Tuy là một dịch vụ có trả phí nhưng đây là một dịch vụ CDN có giá rẻ nhất hiện nay nếu không tính CloudFlare, mặc dù rẻ nhưng chất lượng CDN tại đây rất tốt và đặc biệt là số lượng máy chủ của KeyCDN lên đến 26 máy chủ. KeyCDN cung cấp các tính năng như:
Pull CDN – dạng CDN cơ bản, nghĩa là nó tự kéo nội dung của bạn từ một địa chỉ gốc (domain chính của bạn).
Push CDN – nghĩa là bạn có thể upload một tập tin nào đó lên server CDN và load trực tiếp, gần giống với Amazon S3.
VoD CDN – CDN dành cho các nội dung video.
Live Streaming CDN – CDN dành cho phương thức truyền tải Streaming như một video tường thuật trực tiếp chẳng hạn.
Cách chèn Google Map vào webstie
Navigate to Google Maps
Search places.
Copy the URL from the browser window.
Bạn xem hướng dẫn sử dụng KeyCDN tại đây nhé: HƯỚNG DẪN
6. JsDelivr
Đây là dịch vụ CDN dành cho các thư viện Javascript. Thay vì bạn tự host tập tin jquery.js của thư viện jQuery thì có thể dùng liên kết CDN của jsDelivr. Hiện tại nó hỗ trợ tới hơn 1650 thư viện khác nhau, hầu như mọi thư viện Javascript phổ biến đều có ở đó. Cách sử dụng đơn giản là nhúng tập tin Javascript tới liên kết của họ thay vì tự host.
Nếu bạn là người dùng WordPress thì có thể cài plugin này để nó tự thay đổi các thư viện Javascript đang dùng trong website sang liên kết CDN.
7. Google Hosted Library
Cũng giống như jsDelivr, bạn có thể sử dụng các liên kết thư viện Javascript trên máy chủ CDN của Google để tiết kiệm băng thông.
29. Cài bảo mật https (SSL)
Cài cho website chạy Hosting DirectAdmin
Nếu bạn đang dùng Hosting DirectAdmin mà có hỗ trợ Let’s Encrypt SSL thì làm theo hướng dẫn
To install “Let’s Encrypt SSL”, follow belosteps: :
1 . First, we need to make sure that “Secure SSL” is enabled for the domain. To enable it, click on “Domain Setup”
2. Click on the domain you want to enable “Secure SSL”.
3. Tick “Secure SSL” to enable it.
4. Proceed to the User home page, then click on “SSL Certificates”
5. Follow as per diagram below and choose “Free & automatic certificate from Let’s Encrypt“.
Enter the domain name and email address.
Make sure that only domain.com and www.domain.com is selected.
Proceed to save.
6. A successful process should look as below:
7. Below is an example of the certificate that have been installed successfully.
P/S : This guide is only applicable to websites that hosted in “Let’s Encrypt” enabled DirectAdmin.
Cài cho website chạy Hosting Cpanel
Nếu bạn đang dùngHosting Cpanel mà có hỗ trợ Let’s Encrypt SSL thì làm theo hướng dẫn
1. Login to the cPanel, https://smeXX.small-dns.com:2083
2. Click on SSL/TLS Status
3. Verify your SSL certificate status; by default, self-signed SSL certificate will be created for all the new accounts in cPanel. In order to install ” Let’s Encrypt SSL certificate”, we have to uninstall the current self-signed SSL certificate.
4. To uninstall the current self-signed SSL certificate, click on SSL/TLS
5. Click on Manage SSL sites
6. Uninstall the current self-signed SSL certificate
7. Now, we will start to install the SSL certificate, click on “Let’s Encrypt”.
8. Click on New SSL certificate
9. Select your domain name and alt-domains that you like to install the SSL certificate for. Please make sure the domain name is resolved to the current SME Hosting IP address, else you will be getting an error.
10. Back to the front page of cPanel and click on the Let’s Encrypt, the SSL certificate details will appear.
11. Verify the SSL certificate by browsing your site with HTTPS or you can verify with online tools: https://www.sslshopper.com/ssl-checker.html
Please bear in mind, the validity of Let’s Encrypt SSL certificate is 90 days, you can get the explanation about it in here. But, no worries, the cPanel will help you renew it automatically and it will be renewed within 5 days before expiry date.
30. How to (Làm thế nào)
Cách ẩn tiêu đề của trang hoặc bài viết
(How to hide the page title)
Navigate to WP admin → Pages → New Page → Jannah - settings → Hide the page title section
When creating a new page, below of the text editor you will find the Jannah - settings box.
Check the " Hide the page title" options to hide the page title.
Cách chèn video, bài viết từ Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn vào website
How to get the Video URL from Twitter
Click on the arrow at upper right corner of the tweet.
Select the "Copy Link to Tweet".
The Link model will appear, copy the link.
How to get the Video URL from Facebook
On the video screen, Right Click and select show video URL, a small model with Video URL will appear:
Copy the selected video URL.
Cách thêm Favicon vào website
You can add a favicon to your site by following these seven simple steps:
Prepare image file. It must be square, and at least 512 pixels wide and tall.
Go to Administration Screen > Appearance > Customize
Click Site Identify
Click Select Image at Site Icon section, upload the image file you prepared in the above step from Upload Files tab screen, and click Select.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
31. Trỏ domain mới về hosting
Mua domain thì mua tại www.matbao.net , những domain .com và .net thì giá 229k cho năm đầu và 300k cho năm tiếp theo. Khi mua domain xong cần tiến hành trỏ domain về hosting bằng cánh lấy cặp nameserver của hosting hoặc IP của hosting để trỏ domain về host.
- Hướng dẫn trỏ domain bằng IP của trung tâm (103.95.197.42)
Hoặc IP từ nhà cung cấp hosting mới mà bạn đã mua ( ví dụ ảnh dưới là IP hosting là 125.212.221.110)
Khi mua hosting xong ở brandee hoặc Azdigi thì bạn sẽ nhận được một email đầy đủ các thông tin về hosting. Trong đó có thông tin quan trọng nhất là địa chỉ IP hosting của tài khoản bạn.
Xem ảnh ví dụ 01
⚠️Cách 02: Hướng dẫn trỏ domain bằng cặp nameserver (nếu không trỏ bằng IP thì bạn có thể trỏ bằng cặp nameserver)
Khi mua hosting thì nhà cung cấp host sẽ gửi cho bạn cặp nameserver của họ, nếu họ không gửi thì bạn cần yêu cầu họ gửi. Sau khi có cặp nameserver rồi thì
bạn cần lấy cặp nameserver đó để bỏ vào khu vực quản lý để thay cặp cũ là bạn có thể trỏ domain về host được rồi. Xem ảnh hướng dẫn
32. Hướng dẫn mua Domain
B1: Gõ đường link: matbao.net để vào trang web của Mắt Bão mua domain. Giao diện trang web sẽ hiện ra như dưới đây.
B2: Gõ tên miền mà bạn đã chọn vào ô trống và bấm kiểm tra để xác nhận tên miền đó đã bị ai mua chưa, nếu chưa bị ai mua thì bạn có thể chọn mua tên miền đó, và ngược lại nếu tên miền đã bị mua thì bạn phải chọn lại tên miền khác nhé.
B3: Sau khi kiểm tra nếu tên miền chưa có ai mua thì bạn có thể tích vào chọn mua như hình dưới đây.
B4: Sau khi bấm chọn thì tên miền của bạn sẽ được thêm vào giỏ hàng, công việc tiếp theo của bạn là tìm khuyến mãi cho tên miền bạn vừa chọn, phía menu sẽ có mục khuyến mãi, bạn tích chuột vào ô đó để tìm mã khuyến mãi.
B5: Khi tích vào ô khuyến mãi bạn sẽ thấy các mã khuyến mãi cho các tên miền (các tên miền có đuôi khác nhau sẽ có mã khác nhau), ví dụ mã khuyến mãi mới cập nhật cho tên miền đuôi .com là 26IO4WN, .xyz là HGJM9XC,...
B6: Coppy mã khuyến mãi cho tên miền của bạn để nhập vào trong bước thanh toán tiếp theo.
B7: Sau khi coppy mã khuyến mãi, bạn tiếp tục tích vào "giỏ hàng" nằm ở góc bên phải trên cùng. Giao diện trang sẽ hiện ra như dưới đây. Bạn chọn thời hạn thanh toán cho tên miền của bạn, có thể 1 hoặc 2 hoặc nhiều hơn. Nhập mã giảm giá vào ô bên phải.
B8: Sau khi nhập mã khuyến mãi, số tiền mà bạn cần thanh toán sẽ giảm bớt rất nhiều. Sau khi đã kiểm tra xong xuôi bạn nhấn tiếp tục phía dưới để thanh toán.
B9: Sau khi nhấn "tiếp tục", màn hình thanh toán sẽ hiện ra như dưới đây, bạn hãy đăng ký tài khoản bằng Facebook.
B10: Nhập những thông tin cần thiết để đăng ký tài khoản như dưới đây.
B11: Ở bước này, bạn chọn hình thức thanh toán và tích vào ô "tôi đã đọc và đồng ý...." rồi tiếp tục thanh toán.
B12: Đến bước thanh toán cuối cùng, bạn nhập thông tin tài khoản thanh toán của bạn để tiến hành mua domain.
Sau khi hoàn tất bước thanh toán thì matbao sẽ gửi về cho bạn 1 email và nếu như đây là lần đầu tiên bạn mua tên miền tại matbao thì matbao sẽ gửi cho bạn 1 đường link kèm theo, bạn phải xác nhận đăng ký tên miền mà bạn đã mua bằng cách nhấp chuột vào đường link gửi kèm email đó.
Vậy là chúng ta đã hoàn thành đăng ký tên miền rồi các bạn nhé.
Ngoài cách mua tên miền tại matbao.net, bạn cũng có thể mua tên miền tại godaddy, P.A Vietnam, iNet...
HƯỚNG DẪN MUA DOMAIN TẠI GODADDY: Hướng dẫn
HƯỚNG DẪN MUA DOMAIN TẠI iNet: Hướng dẫn
HƯỚNG DẪN MUA DOMAIN TẠI PAVIETNAM: Hướng dẫn
|
|
|
|
|
|
|
|
|
HƯỚNG DẪN CÁCH TRỎ DOMAIN (MUA TẠI MATBAO) VỀ HOSTING DIRECT ADMIN
Nếu bạn đã mua domain và hosting rồi thì bây giờ bạn nên trỏ domain về hosting mà bạn đã mua. Để trỏ domain về hosting direct admin, bạn phải tiến hành qua 2 bước cơ bản là TRỎ DOMAIN VỀ HOSTING và THÊM DOMAIN VÀO HOSTING
I. HƯỚNG DẪN TRỎ DOMAIN VỀ HOSTING
B1: Bạn đăng nhập tài khoản của bạn trên trang matbao.net theo đường link: https://id.matbao.net/
B2: Sau khi đăng nhập bằng tài khoản của bạn, bạn sẽ vào trang quản trị trong đó có chứa thông tin tên miền của bạn.
Note: Bạn có thể trỏ domain bằng DNS hoặc Nameserver nhé.
- Hướng dẫn trỏ domain bằng DNS: Bạn nhấp vào "tên miền" ngay thanh bên trái, trong mục tên miền sẽ thấy domain của bạn. Tiếp đến bạn nhấp vào "quản lý tên miền" và chọn DNS.
33. Thêm domain trong hosting
Bước 01: Bạn đăng nhập vào hosting direct admin
Bước 02: Bạn nhấp chuột vào "domain setup"
Bước 03: Bạn nhấn vào "add another domain"
B4: Bạn nhập tên miền của bạn vào ô "domain" và bấm "create" để tạo.
Đến bước này là bạn đã hoàn thành add domain vào hosting direct admin rồi nhé. Có thể vào hosting để bắt đầu cài web từ đầu nhé.
Trường hợp bạn đã thiết kế website trước đó trên hosting này, cần đổi domain mới thay cho domain cũ thì bạn cần làm thêm bước B4 bên dưới để copy dữ liệu từ domain cũ sang domain mới.
Bước 04. Quay lại trang chủ hosting DirectAdmin: chọn domain vừa được thêm vào.
Bước 05. Bấm vào Wordpress
Bước 06. Bấm vào icon Clone để copy dữ liệu từ domain cũ sang domain mới.
Bước 07. Xuất hiện bảng thông tin cài đặt, giữ nguyên các thông tin, chỉ xoá chữ Wp. Rồi bấm Clon Installation để bắt đầu chuyển dữ liệu.
Bước 08. Ra domain mới để kiểm tra đã ra web mới hay chưa. Thế là xong
Dùng tài khoản user và pass website cũ để đăng nhập vào web mới theo đường dẫn domain/wp-admin
34. Backup, clone website mới
a) Back up website Cần phải có thoái web mỗi tuần hoặc mỗi tháng tiến hành backup website hoặc khi làm hoàn thiện website và đầy đủ nội dung thì tiến hành backup một bản để phòng ngừa các trường hợp xấu có hể xãy ra.
![]() |
![]() |
b) Backup xong thì muốn restore thì làm theo các bước
![]() |
Ý KIẾN THÀNH VIÊN