- 1. Hướng dẫn đăng ký GoDaddy WordPress Hosting
- 2. Hướng dẫn sử dụng GoDaddy WordPress Hosting
- 3. Upload site có sẵn lên WordPress Managed Hosting của GoDaddy
- 4. Cài đặt File Manager cho WordPress Hosting của GoDaddy
- 5. Thay đổi tên miền chính GoDaddy WordPress Hosting
- 6. Quản lý GoDaddy WordPress Hosting với sFTP và phpMyAdmin
- 7. Khôi phục lại website sử dụng GoDaddy WordPress Hosting
- 8. Reset website sử dụng GoDaddy WordPress Hosting
- 9. Di chuyển website đang dùng GoDaddy WordPress Hosting
- 10. Cấu hình gửi mail với GoDaddy WordPress Hosting
- 11. Kích hoạt SSL khi dùng GoDaddy WordPress Hosting
Hiện đang có ngày càng nhiều bạn sử dụng dịch vụ Managed WordPress Hosting của GoDaddy do tính tiện dụng, dễ dàng sử dụng.
Bài hướng dẫn sử dụng GoDaddy Managed WordPress Hosting hôm trước chỉ áp dụng khi cài đặt blog WordPress mới, còn lần này mình sẽ hướng dẫn cài đặt với một site WordPress đã có sẵn.
Với gói Managed WordPress khuyến mại chỉ 12$/năm này, bạn có thể làm một site bán hàng, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ/công ty hoặc bất cứ ý tưởng nào mà bạn có thể nghĩ ra, WordPress đều có thể làm được hết. Đặc biệt, gói này được rất nhiều bạn làm hệ thống site vệ tinh sử dụng do khi đăng ký luôn có IP khác nhau, đem lại lợi ích lớn khi SEO.
Quy trình để đưa một website đã có sẵn hoặc từ localhost lên WordPress Managed Hosting của GoDaddy bằng cách thủ công như sau:
- Cài đặt gói WordPress Hosting của GoDaddy
- Sử dụng phpMyAdmin export database hiện tại và import lên WordPress Hosting
- Upload site lên WordPress Hosting
- Chỉnh thông số kết nối database
Tuy nhiên, hiện nay GoDaddy mới hỗ trợ sử dụng plugin Duplicator, giúp việc chuyển một website WordPress lên hosting rất nhanh chóng và dễ dàng. Quy trình thực hiện như sau:
- Cài đặt gói WordPress Hosting của GoDaddy
- Backup toàn bộ site với Duplicator
- Upload dữ liệu lên và cài đặt
Upload website lên GoDaddy WordPress Hosting dùng Duplicator
1. Cài đặt gói WordPress Hosting của GoDaddy
Bước này bắt buộc phải làm để chúng ta có được thông tin kết nối database, sFTP.
Các bạn chỉ cần thực hiện theo như bài hướng dẫn sử dụng GoDaddy Managed WordPress Hosting là được.
Trong quá trình chờ đợi website WordPress tạo xong, chúng ta hãy chuyển sang bước 2.
2. Backup toàn bộ site với Duplicator
Duplicator là một plugin miễn phí của WordPress, khi dùng sẽ nén toàn bộ file và database website thành một file nén kèm theo file cài đặt PHP install. Plugin này hỗ trợ việc di chuyển hosting website WordPress rất dễ dàng và nhanh chóng.
– Trên website muốn chuyển lên GoDaddy Hosting, bạn hãy vào Plugins, Add New rồi tìm kiếm và cài đặt plugin Duplicator.
– Tiếp theo bạn hãy tạo mới một Package trong Duplicator, cuối cùng sẽ nhận được 1 file .ZIP (ví dụ canhme_575e68dc5748e9014160613080340_archive.zip
) và 1 file installer.php
. Hãy download 2 file này xuống để chuẩn bị up lên hosting GoDaddy.
Xem thêm hướng dẫn chi tiết tại đây.
3. Upload dữ liệu lên và cài đặt
Sau khi bước 1 cài đặt xong, bạn hãy truy cập https://gateway.godaddy.com/, nhấn nút Settings bên dưới gói WordPress Hosting.
Tiếp theo chọn tab SSH & SFTP để lấy thông tin kết nối (nhấn Toggle password để hiển thị mật khẩu).
Sử dụng phần mềm FileZilla để kết nối sFTP với các thông số bên trên, ngay lập tức bạn được chuyển đến thư mục html
, mở file wp-config.php
và copy các thông số MySQL bao gồm DB_NAME, DB_USER, DB_PASSWORD và DB_HOST
Tiếp theo bạn hãy tải xuống máy tính file gd-config.php
+ file /wp-content/object-cache.php
+ thư mục /wp-content/mu-plugins/
và đưa vào file canhme_575e68dc5748e9014160613080340_archive.zip
đã download ở bước 2. Đây là file quản lý hệ thống WordPress Hosting của GoDaddy bắt buộc phải có!
Lưu ý cấu trúc phải chuẩn xác, nội dung file nén .ZIP của bạn lúc này sẽ tương tự như sau:
Vẫn mở file .ZIP, bạn tiếp tục edit file wp-config.php
, tìm dòng define('WP_DEBUG', false);
và thêm mấy dòng sau xuống bên dưới:
//define( 'WP_CACHE', true ); require_once( dirname( __FILE__ ) . '/gd-config.php' ); define( 'FS_METHOD', 'direct'); define('FS_CHMOD_DIR', (0705 & ~ umask())); define('FS_CHMOD_FILE', (0604 & ~ umask()));
Nội dung file sau khi sửa sẽ tương tự sau:
Vậy là file canhme_575e68dc5748e9014160613080340_archive.zip
đã xử lý xong, bạn có thể đóng lại.
Bây giờ bạn tiến hành xóa toàn bộ dữ liệu trên hosting.
wp-admin
, wp-content
và wp-includes
không thể xóa được, bạn hãy tạo một thư mục mới, ví dụ old
, rồi chuyển 3 folder này vào!Sau đó upload 2 file installer.php và file nén .ZIP lên rồi truy cập http://domain.com/installer.php để tiến hành cài đặt.
Cấu hình Duplicator như sau:
- Action chọn Connect and Remove All Data.
- Nhập thông tin tương ứng Host, Name, User, Password đã copy bên trên.
- Ô Port để mặc định 3306, bạn hãy click vào đó và update lại tương ứng, ví dụ của mình là 3309.
Nhấn nút Test Connection để kiểm tra thông số, nếu nhận được thông báo Success như hình trên là ok.
Tick chọn I have read all warnings & notices và nhấn nút Run Deployment để giải nén và cài đặt.
Nếu không gặp vấn đề gì bạn sẽ đến màn hình số 2 như bên dưới. Nhấn tiếp nút Run Update:
Cuối cùng bạn sẽ nhận được thông báo thành công như thế này:
Trong quá trình chạy, Duplicator sẽ sinh ra một số file rác. Để dọn dẹp các dữ liệu này bạn hãy nhấn vào link 4. Security Cleanup (rồi nhấn Delete Reserved Files, Delete Legacy Data, Clear Build Cache), và xóa 2 file installer.php + file dữ liệu .ZIP.
Giờ thì truy cập vào website và tận hưởng thành quả thôi
Chúc các bạn thành công!
Lưu ý:
- Nếu không cần dùng Duplicator bạn hãy xóa luôn plugin sau khi chuyển hosting thành công.
- Bạn cần đảm bảo upload thư mục /mu-plugins/ trở lại hosting, nếu không website sẽ bị lỗi cache. Kiểm tra ở menu trên cùng có logo GoDaddy là thành công.
Nếu dữ liệu website của bạn lớn, có thể không sử dụng được plugin Duplicator. Lúc này hãy upload thủ công với hướng dẫn bên dưới.
Upload website lên GoDaddy WordPress Hosting thủ công
1. Cài đặt mới WordPress Hosting
– Bước này bắt buộc phải làm để chúng ta có được thông tin kết nối database, sFTP và chức năng cache sẽ kích hoạt ở bước 5.
– Các bạn chỉ cần thực hiện theo như bài hướng dẫn sử dụng GoDaddy Managed WordPress Hosting mình đăng hôm trước là được.
2. Export và Import Database
Export Database
Với website hiện tại, hãy sử dụng phpMyAdmin, vào tab Export để export database ra file *.SQL (hoặc file nén) và tải xuống. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng plugin WP Migrate DB.
Import Database
– Bạn đăng nhập vào trang quản lý hosting, nhấn SETTINGS, chọn tab DATABASE là sẽ thấy link đăng nhập phpMyAdmin cùng với Username và Password (nhấn TOGGLE PASSWORD để hiển thị).
– Trong phpMyAdmin, bạn sẽ thấy 1 database loằng ngoằng chữ + số với 12 tables, đó chính là database mà chúng ta sẽ sử dụng. Trong ví dụ của mình tên database là goda3087757256.
– Tiếp theo hãy nhấn link Check All và chọn Drop để xóa toàn bộ table để chuẩn bị import.
– Chuyển sang tab Import, chọn file database bạn đã export ra ở bước trước rồi nhấn Go
Vậy là xong, chúng ta đã đưa được database lên.
Lưu ý:
- Nếu bạn sử dụng domain mới, sẽ cần mở table wp_options lên và update lại đường dẫn siteurl và home, nếu không sẽ gặp lỗi ERR_TOO_MANY_REDIRECTS
3. Upload site lên WordPress Hosting
– Quay trở lại phần SETTINGS, bạn hãy nhấn tiếp vào tab SSH & SFTP để lấy thông tin login SFTP. Tham khảo thêm bài hướng dẫn kết nối SFTP với FileZilla trên blog Học VPS.
– Tiếp theo bạn hãy upload toàn bộ nội dung site hiện tại trong folder /wp-content/ lên (các folder khác trên host bạn sẽ không can thiệp được vào). Thường các folder cần quan tâm là plugins, themes và uploads.
Kết thúc bước này, bạn sẽ đưa được toàn bộ files dữ liệu lên hosting.
4. Chỉnh thông số kết nối database
– Hãy mở file wp-config.php trên host, copy toàn bộ thông số kết nối MySQL bao gồm DB_NAME, DB_USER, DB_PASSWORD, DB_HOST và thay thế lại trong file wp-config.php của site hiện tại. Sau đó up đè file này lên host.
– Cần đảm bảo tham số $table_prefix chính xác với dữ liệu hiện tại (thường là wp_).
Giờ thì mọi thứ sẵn sàng rồi đó, truy cập vào domain để tận hưởng thành quả thôi.
Trong trường hợp cài đặt hỏng, bạn có thể cài đặt lại bản WordPress mới tinh như ban đầu bằng cách sử dụng tab REMOVE SITE trong phần SETTINGS.
Ý KIẾN THÀNH VIÊN