6 kĩ năng sinh viên mới ra trường cần có

Đông Vy 24/09/2019, Cập nhật: 5 năm trước

Theo thống kê của chính phủ, số lượng người thất nghiệp trong độ tuổi lao động Qúy 1/2016 là 1072 nghìn người, hơn 1 triệu người trong độ tuổi lao động thiếu việc làm trong Quý 1/2016. Theo một thống kê gần đây của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn: Có 26,2 % cử nhân ĐH ra trường không có việc làm; 70,8 % cử nhân có việc làm nhưng phần lớn là làm trái ngành nghề; chỉ 19% làm đúng ngành nghề được đào tạo. Tỉ lệ này là rất lớn. Vậy làm thế nào để sinh viên ra trường có việc làm?

Ngoài những gì đã học trên nhà trường, sinh viên cần phải có thêm kĩ năng để ra trường cạnh tranh được với các sinh viên khác và đáp ứng điều kiện của doanh nghiệp. Vậy những kĩ năng nào cần có dành cho sinh viên mới ra trường để đảm bảo mình không bị thất nghiệp hoặc làm trái ngành, trái nghề.

1. Kỹ năng làm việc cho người mới đi làm 

Giai đoạn từ trước bước vào công việc là một sự thay đổi lớn một cách đột ngột của rất nhiều sinh viên. Nếu sinh viên thích nghi tốt và hoàn thành tốt thì sẽ phát triển và thăng tiến mạnh mẽ. Còn ngược lại thì bạn sẽ gặp rất nhiều rắc rối trong nghề nghiệp.

 

 

 

2. Tinh thần làm việc cao

Bạn có phải là người có động lực và dồn tâm sức để hoàn thành công việc, cho dù đó là việc khó? Liệu bạn có tận tâm và luôn muốn làm việc một cách tốt nhất? Cần cù, chăm chỉ, ham học hỏi và cam kết làm việc hết mình là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá về tinh thần làm việc.

 

3. Kỹ năng giao tiếp tốt

Bạn có phải là một người nói năng mạch lạc, khúc chiết và biết lắng nghe người khác? Bạn có thể diễn tả tình huống và những nhu cầu của bạn theo cách tạo ra được cầu nối với đồng nghiệp, khách hàng và đối tác? Việc giao tiếp tốt sẽ đem lại hiệu quả rất tích cực trong khi làm việc. Nhà tuyển dụng sẽ ấn tượng với những ứng viên nói chuyện rõ ràng, rành mạch, diễn đạt ý kiến của mình đến một cách dễ hiểu nhất.

4. Kỹ năng quản lý thời gian

Bạn có biết làm thế nào để sắp xếp các nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên và cùng lúc xử lý nhiều công việc khác nhau? Bạn có sử dụng thời gian làm việc một cách khôn ngoan không? Để quản lý thời gian hiệu quả, chúng ta cần đặt ra kế hoạch cho từng công việc cụ thể, từ đó xác định những nhiệm vụ nào cần hoàn thành, quan trọng và khẩn cấp. Công cụ quản lý thời gian hiệu quả trong công việc là chia những công việc trong ngày theo mức độ quan trọng và tính khẩn cấp của nó.

5. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Bạn có phải là người tháo vát và có khả năng giải quyết những vấn đề phát sinh bất ngờ? Bạn có dám đứng ra nhận trách nhiệm hay thích đẩy trách nhiệm cho người khác? Kỹ năng giải quyết vấn đề bao gồm việc cá nhân làm việc độc lập để giải quyết những vấn đề xảy ra, biết khi nào mình giải quyết được vấn đề và khi nào tham vấn ý kiến cấp trên.

6. Kỹ năng làm việc nhóm

Bạn có thể làm việc tốt khi ở trong đội/nhóm không? Bạn có phải là người dễ hợp tác và sẵn sàng nắm vai trò lãnh đạo nếu được trao? Một số nhà tuyển dụng sẽ dùng những bài test để xác định ứng viên có kĩ năng này hay không. Kĩ năng làm việc nhóm là kĩ năng chia sẻ và đón nhận ý kiến từ thành viên khác, hỗ trợ nhóm để nhóm hoàn thành mục tiêu của mình. Người có kĩ năng làm việc nhóm tốt thường sẽ làm trưởng nhóm và có uy tín cao trong nhóm.

lam-viec-nhom_qy38sc

Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, ngoài những kĩ năng trên, một kĩ năng quan trọng không kém là Marketing Online. Đây là một công cụ rất tốt giúp hỗ trợ sinh viên trong việc phát triển sự chuyên nghiệp của mình thông qua website, biết cách đưa những sản phẩm, dịch vụ của mình đến khách hàng tiềm năng và am hiểu cơ bản về sự vận hành của thế giới công nghệ hiện nay. Một ví dụ đơn giản là khi đi xin việc, thay vì nộp hồ sơ, chúng ta gửi website cho doanh nghiệp, nhà tuyển dụng chỉ cần truy cập vào website và đọc hồ sơ của ừng viên – điều gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng. Một nhân sự ngoài những kiến thức chuyên môn, kĩ năng mềm mà còn có thêm kĩ năng Marketing Online đem lại sự hài lòng cho doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay.

Tham khảo thêm bài hay: 

+ 7 nghề trong Marketing Online mà người xin việc cần biết
+ Hướng dẫn xin việc dễ thành công (có CV mẫu, có web tuyển dụng)
+
99 link download mẫu CV (hồ sơ xin việc) đẹp, miễn phí
+ Danh sách 80 trang web tuyển dụng hàng đầu Việt Nam
+ 51 website giúp bạn tìm việc làm ưng ý tại đà nẵng.

+ Marketing là gì? làm Marketing là làm gì?
+ Marketing Online là gì? làm Marketing Online là làm gì?

+ SEO là gì? làm SEO là làm gì?
+ Tên miền, domain là gì? Chúng hoạt động như thế nào?
+ Hosting là gì? tìm hiểu cách hosting hoạt động

 

Đông Vy 24/09/2019, Cập nhật: 5 năm trước
Ý KIẾN THÀNH VIÊN
    Chưa có bình luận